Nhiều nghiên cứu được công bố chứng minh rằng, khi say rượu người ta dễ nói thật lòng. Điều này thật đáng ngạc nhiên phải không nào? Những trên thực tế chúng ta đã từng gặp không ít những trường hợp như vậy. Vậy tại sao khi say rượu người ta lại dễ nói thật lòng? Tất cả sẽ được Vua Nệm bật mí trong bài viết này. Nào! Hãy cùng tìm hiểu vấn đề đầy thú vị này nhé!
Nội Dung Chính
1. Khi uống rượu say người ta có nói thật không?
Bất cứ ai đã từng ở gần một người say rượu sẽ biết rằng, những bí mật sẽ lộ ra khi họ say. Điều này đúng đối với cả những người uống rượu bia không thường xuyên và những người lạm dụng rượu trong thời gian dài.
Rượu làm cho nhiều người cởi mở hơn về cảm xúc của họ, có nhiều khả năng nói về bất cứ điều gì, trong đó bao gồm cả những sự thật đã được che dấu.
Rượu tác động đến não theo nhiều cách khác nhau. Không một loại rượu nào có thể khiến người uống trở nên thật lòng. Tuy nhiên, rượu ảnh hưởng rõ rệt đến việc kiểm soát, ức chế vận động. Kết quả là mọi người sẽ nói về bất cứ mọi thứ, trả lời nhanh chóng và không cần suy nghĩ thể hiện suy nghĩ lúc đó của họ.
Điều này có nghĩa là rượu có thể khiến mọi người chia sẻ thông tin cá nhân và sự thật mà họ có thể không chia sẻ khi tỉnh táo. Một người đã uống rượu nhiều khả năng chỉ đơn giản nói bất cứ điều gì mà họ đang nghĩ đến. Những điều bạn nghe thấy có thể là những sự thật mà bạn không biết trước đó. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cũng có xu hướng nói dối khi say rượu.
Tóm lại, khi say rượu người ta dễ nói thật lòng hơn, nhưng không chắc chắn rằng bất cứ ai khi say rượu đều nói sự thật. Mặc dù rượu có thể khiến mọi người tiết lộ sự thật mà họ sẽ không chia sẻ nếu không say rượu. Rượu không phải là nhân tố quyết định đến sự thật. Mặc dù mọi người có thể cởi mở hơn khi say rượu, nhưng có rất nhiều yếu tố quyết định liệu những gì họ đang nói có đúng hay không.
2. Cách mà rượu tác động tới lời nói của một người
2.1. Say rượu có thể khiến người ta dễ nói thật lòng
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu ức chế chất dẫn truyền thần kinh và tín hiệu bên trong não, bao gồm cả những chất chịu trách nhiệm giao tiếp xử lý cảm xúc và giao tiếp xã hội.
Điều này có nghĩa là một người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là những người thường xuyên uống rượu bia, khó phân biệt các cảm xúc hơn. Khi uống rượu, họ nắm bắt các vấn đề xung quanh kém hơn và ít có khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình.
Vì vậy, một người uống rượu thường xuyên có thể trải qua một cảm xúc mạnh mẽ như tức giận hoặc đau buồn hoặc ham muốn. Đặc biệt, nó có thể tác động mạnh hơn so với khi họ còn tỉnh táo. Điều này có thể giải thích tại sao mọi người thường dễ xúc động hơn khi say rượu.
Mặt khác, khi uống rượu, lưỡi được giải phóng để nói chính xác những suy nghĩ trong lòng của một người. Khi nồng độ cồn trong máu tiếp tục tăng, các phản ứng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, chân thật hơn. Ngay khi say rượu, những lời họ nói ra thường là những gì họ đang suy nghĩ ngay lúc đó. Vì vậy, nó lý giải tại sao khi say rượu người ta dễ nói thật lòng hơn.
2.2. Rượu làm mất khả năng quản lý cảm xúc
Như đã nói ở trên, rượu ức chế các tín hiệu dẫn truyền thần kinh trong não. Các chất dẫn truyền thần kinh bao gồm GABA, serotonin, dopamine, neuron protein và những chất khác chịu trách nhiệm trực tiếp cho cảm xúc và phản ứng cảm xúc.
Một người đang say có thể không trải qua những cảm xúc bình thường cho đến khi họ tỉnh táo. Hoặc họ có thể trải qua những cảm xúc khác nhau nhưng không thể phân biệt, dẫn tới hiểu sai về chúng. Một số người lại cảm thấy mình chỉ có cảm giác hạnh phúc hoặc giận dữ.
Điều này dẫn đến những trường hợp người say cảm thấy hạnh phúc và trở nên sôi sục, đau buồn hoặc ham muốn. So với khi tỉnh táo thì những cảm xúc này mãnh liệt, mạnh mẽ hơn.
Vì vậy, một số người có thể trở nên bạo lực, thích gây gổ khi họ say. Họ có thể nói nhiều điều không đúng với suy nghĩ thực tế của họ vào thời điểm đó. Họ cũng có thể kể lại sự thật nào đó trong cơn đau buồn. Nhìn chung, những người say thì khả năng kiểm soát cảm xúc trở nên kém hơn.
2.3. Một người say rượu không nhất thiết đều nói thật
Khoa học cho chúng ta biết rất nhiều điều về cách thức và lý do tại sao rượu ảnh hưởng đến não bộ. Ví dụ, sự ức chế giảm xuống làm cho một người có nhiều khả năng nói ra những điều họ đang nghĩ.
Cùng với đó, khả năng kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ và hành động của họ cũng giảm đi. Đây là lý do tại sao nhiều người nói chuyện rất cởi mở về những điều quan trọng đối với họ hoặc về những bí mật khi họ say.
Kết hợp với yếu tố xã hội, nếu nhiều người xung quanh tác động và thúc đẩy bạn nói điều gì đó hoặc để thu hút sự chú ý của bạn, rất có thể bạn sẽ nói ra những suy nghĩ thật lòng khi say.
Tuy nhiên, nó cũng không nhất thiết phải đúng hoàn toàn. Xử lý cảm xúc bị ức chế có nghĩa là một người có nhiều khả năng phản ứng theo cảm xúc hơn. Nếu một người đang say rượu và cảm thấy rằng họ đang bị tấn công hoặc bị tổn thương, họ có thể sẽ phản ứng cực kỳ mạnh mẽ. Nếu bạn đang bị đe dọa có thể bạn sẽ tự tạo một cơ chế bảo vệ bằng cách nói dối, bịa đặt.
2.4. Rượu khiến người ta thiếu tỉnh táo
Trải qua hàng nghìn năm, bộ não con người đã không ngừng phát triển và thích nghi. Trong những trường hợp bình thường, vỏ não chịu trách nhiệm đánh giá tình huống và đưa ra quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, khi uống rượu, tính năng này không còn hoạt động bình thường. Kết quả là say gây ra những thay đổi hành vi nghiêm trọng và thường đáng lo ngại.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Nghệ thuật Missouri đã lấy 67 đối tượng thử nghiệm và chia thành ba nhóm tương ứng. Những người tham gia nghiên cứu bị bịt mắt và được yêu cầu uống một trong ba loại đồ uống riêng biệt: nước ngọt thông thường, đồ uống giả dược hoặc vodka-thuốc bổ.
Sau khi sử dụng các loại đồ uống được chỉ định, những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ nhận dạng lỗi trên máy tính. Những người dùng rượu biết họ không tỉnh táo và cũng biết họ đang say. Thế nhưng họ sẽ không còn quan tâm tới điều đó nữa.
Rượu làm cản trở kỹ năng lập luận và suy tính hậu quả. Kết quả là, mọi người có nhiều khả năng nói sự thật trong khi say, đưa ra những ý kiến trung thực một cách tàn nhẫn, không được chọn lọc. Rượu cũng có thể mang lại cho mọi người sự can đảm để làm hoặc nói những điều mà thông thường họ sẽ dám làm.
2.5. Rượu có thể khiến bạn “mất trí nhớ”
Một trong những điều tồi tệ nhất khi say rượu là thức dậy vào sáng hôm sau mà không nhớ gì về những sự kiện xảy ra vào ban đêm. Thay vào đó, những người khác sẽ phải kể lại cho bạn những gì đã diễn ra vào tối hôm trước khi họ uống rượu. Và có thể có thể bạn đã làm hỏng một vài mối quan hệ bạn bè không thể sửa chữa được lúc say mà không hề hay biết.
Trong một nghiên cứu, một nhóm người nghiện rượu nhẹ và nặng được ghép đôi để giải quyết một số nhiệm vụ nhất định.
Ở đây, những người uống rượu ít hơn cho thấy sự suy giảm ức chế ở mức độ trung bình và dường như rượu không tạo ra các tác dụng đáng kể. Trong khi những người nghiện rượu nặng cho thấy sự suy giảm khả năng ức chế và trí nhớ hoạt động kém hơn.
Nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, trong khi những người nghiện rượu nhẹ sử dụng trí nhớ để đưa ra quyết định, xử lý nhiệm vụ; thì những người nghiện rượu nặng phải làm việc đó thường xuyên hơn, khiến trí nhớ quá tải và họ không còn khả năng phán đoán tốt cho một số việc mà bình thường họ có thể dễ dàng xử lý khi tỉnh táo.
Nó cũng ảnh hưởng đến một quá trình được gọi là hợp lý hóa xã hội. Những người tỉnh táo sử dụng để xác định xem điều gì nên nói và điều gì không nên. Ví dụ, một người tỉnh táo có thể biết là không nên sử dụng những câu nói tục tĩu, nhưng một người say rượu không phải lúc nào cũng làm được điều đó.
Hiệu ứng này cho thấy lý do tại sao một người có hơi say vẫn có thể đưa ra quyết định đúng đắn, có thể dễ dàng phân biệt những việc họ có thể làm và không thể làm. Những người uống quá nhiều và say rượu thì sẽ không thể. Họ sẽ quên mất những gì đã quyết định và đã làm trước đó. Tuy nhiên, dù muốn hay không, mọi người phải chịu trách nhiệm về những gì họ nói dù say hay tỉnh.
Thông qua những thông tin mà Vua Nệm đã cung cấp ở trên, các bạn đã biết lý do tại sao khi say rượu người ta dễ nói thật lòng. Nhưng nên nhớ rằng, việc có thật lòng hay không còn tùy thuộc vào từng người, từng hoàn cảnh khác nhau. Không phải bất kỳ ai và lúc nào người say cũng nói những lời đúng sự thật.