Giọng gió là gì? Bí kíp hát giọng gió đúng kỹ thuật cho người mới

CẬP NHẬT 30/06/2023 | Bài viết bởi: Dương Dương

Giọng gió là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với những người hoạt động chuyên ngành hoặc khán thính giả đam mê âm nhạc. Sự xuất hiện của giọng gió có thể giúp cho bài hát trở nên ấn tượng và truyền cảm hơn. Thế nhưng, dù thường xuyên được sử dụng song không phải ai cũng hiểu được đầy đủ về khái niệm này. Vậy giọng gió là gì? Tại sao giọng gió lại phổ biến? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật thắc mắc nói trên.

1. Giọng gió là gì?

Giọng gió (hay falsetto) là một kỹ thuật hát giả thanh điển hình được rất nhiều người luyện tập và sử dụng khi trình diễn. Hiểu một cách đơn giản, thay vì dùng giọng thật thì người hát sẽ ngân dài và mỏng thanh đới. Lối hát này sẽ giúp họ ‘chinh phục’ những nốt cao dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo được sự luyến láy, bay bổng và mượt mà trong từng câu chữ.

giọng gió là gì
Giọng gió (hay falsetto) là một kỹ thuật hát giả thanh điển hình dùng khi biểu diễn

Cụ thể, khi hát bằng giọng gió, thanh đới sẽ ở trong trạng thái khép hờ, vì thế mà luồng âm thanh phát ra có cảm giác mỏng hơn bình thường. Ngoài ra, độ ngân rung và vang xa cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu có thể đạt đến cao độ thích hợp thì đây sẽ là phương thức truyền đạt hiệu quả giúp bạn thực sự chạm đến trái tim của những người đang thưởng thức.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng việc hát giọng gió đúng kỹ thuật không phải là một điều đơn giản, ngay cả với những ca sĩ đã có nhiều kinh nghiệm biểu diễn trước khán giả. Trên thực tế, ứng dụng giọng gió sai cách có thể để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến giọng hát cũng như thanh quan của người hát.

2. Ưu và nhược điểm của cách hát sử dụng giọng gió

Ngoài định nghĩa chi tiết, ưu & nhược điểm của cách hát sử dụng giọng gió là gì cũng là chủ để được nhiều người quan tâm và theo dõi. Theo đó:

2.1 Ưu điểm của giọng gió

Như đã nói ở trên, sự xuất hiện của giọng gió sẽ giúp bài hát thêm phần truyền cảm và trong sáng, ấn tượng hơn. Các nốt cao khó nhằn cũng nhờ vậy mà được xử lý gọn ghẽ, phần nào chứng minh khả năng biến hóa khéo léo của người cầm mic. Mặt khác, kỹ thuật này còn thổi vào bài hát những điểm nhấn thú vị, giúp nó trở nên có hồn và dễ dàng cuốn hút người nghe hơn. 

ưu điểm giọng gió
Sự xuất hiện của giọng gió sẽ giúp bài hát thêm phần truyền cảm hơn

Trong nhiều trường hợp, việc lên cao bằng giọng thật có thể khiến cho giai điệu mất đi sự bay bổng và nhẹ nhàng vốn có. Đây sẽ là thời cơ thuận lợi để giọng gió giành được ‘đất diễn’. Không chỉ góp phần phô diễn kỹ năng, giọng gió còn là ‘bước đệm’ hoàn hảo để bạn lấy đà cho những câu hát tiếp theo trong bài.

2.2 Nhược điểm của giọng gió

Có thể nói, giọng gió chính là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, thậm chí tác động trực tiếp đến khả năng biểu đạt cảm xúc của mọi ca khúc. Tuy nhiên, lối hát này cũng tiềm ẩn vô số rủi ro nếu không được kết hợp đúng cách hoặc lạm dụng quá đà. ‘Sai một ly đi một dặm’, việc hát sai dù chỉ một tone cũng có thể phá vỡ dòng chảy mạch lạc của bài hát, vì thế mất đi sự hấp dẫn ban đầu. Chưa kể, hát giọng gió thường xuyên còn tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến thanh quản và chất giọng thật của bạn.

Vì những lí do kể trên, bạn chỉ nên sử dụng giọng gió nếu bản thân đã biết cách xử lý đúng kỹ thuật hoặc được hướng dẫn bởi những người có kiến thức thanh nhạc thực thụ. Bên cạnh đó, hội đam mê ca hát cũng không nên phụ thuộc vào cách xử lý này để tránh làm hỏng giọng ngoài mong muốn và phần nào khiến người nghe hình thành cảm giác khó chịu.

3. Hướng dẫn luyện tập giọng gió đúng kỹ thuật

Sau khi tìm hiểu giọng gió là gì, chúng ta sẽ cùng nhau bỏ túi những bí kíp đơn giản giúp luyện tập giọng gió bài bản và đúng kỹ thuật nhất. Để đạt đến trình hát giọng gió ngọt như ca sĩ, bạn cần phải thực hiện tuần tự các bước sau:

3.1 Luyện tập cách phát âm rõ ràng

Luyện tập cách phát âm ‘tròn vành rõ chữ’ được xem là nền tảng tiên quyết giúp bạn sở hữu một giọng hát hay cùng chất giọng gió nội lực, trong trẻo nhất. Bạn có thể bắt đầu từ việc tập đọc thành tiếng mỗi ngày. Đừng ngại dành ra khoảng 10 – 15 phút để đọc to bất cứ ấn phẩm yêu thích nào, ví dụ như sách, báo, truyện,… Lưu ý, đừng chỉ đọc ‘làu làu’ cho có mà hãy chú ý đến cách phát âm nhằm đảm bảo thực hiện thao tác này chuẩn nhất nhé!

Một tuyệt chiêu nhỏ nhỏ giúp quá trình luyện đọc thực sự phát huy hiệu quả chính là ghi âm lại giọng đọc của chính mình rồi nghe lại để chỉnh sửa thêm nếu cần. Nếu có điều kiện, bạn có thể phát lại âm thanh qua hệ thống loa có phần bass mạnh hoặc loa karaoke. Những phương tiện hỗ trợ chuyên dụng này sẽ giúp chúng ta nhận biết được âm thanh ở tone thấp lẫn tone cao, qua đó phát hiện ra các sai sót mà loa điện thoại không phân tích được.

3.2 Làm chủ âm lượng phát ra khi hát

Kiểm soát âm lượng được hiểu là khả năng giữ cho âm thanh phát ra vừa phải và ở mức độ thích hợp, không quá to cũng không quá nhỏ. Điều này đòi hỏi bạn phải biết cách kiểm soát nhịp thở cũng như chuyện động của cơ hoành. Cách làm tốt nhất là tập hát khi đứng trước gương để quan sát được toàn bộ quá trình. Ngoài việc luyện nốt cao, bạn cũng nên bắt chước những ngữ điệu tỉ tê, thầm thì, có vậy mới thực sự làm chủ được bài hát và thu hút người nghe.

cách luyện giọng gió
Kiểm soát âm lượng là khả năng giữ cho âm thanh phát ra  ở mức độ thích hợp

3.3 Làm chủ tốc độ hát và nhả chữ

Nhìn chung, kỹ thuật hát giọng gió cũng tương tự như khi nói chuyện, tất cả đều liên đới trực tiếp đến tốc độ nhả chữ của từng người. Tiết tấu quá nhanh sẽ khiến người nghe khó tiếp nhận và cảm thụ hết bài hát, trái lại thì sẽ làm họ cảm thấy chán và không muốn nghe thêm nữa. Đó chính là lý do vì sao bạn cần phải kiểm soát được tốc độ hát của mình sao cho thật nhịp nhàng, lôi cuốn.

3.4 Luyện tập ngữ điệu ngọt ngào và êm ái

Ngoài những yếu tố kể trên, ngữ điệu cũng là một phần không thể thiếu khi muốn luyện tập giọng gió đúng chuẩn. Sở hữu ngữ điệu linh hoạt sẽ giúp bạn cảm nhận bài hát cũng như truyền tải đến khán giả một cách cảm xúc, ấn tượng hơn. Thao tác luyện tập tương đối đơn giản, chủ yếu là nghe các video/file có giọng đọc hay trên Youtube/Spotify,… rồi diễn đạt lại theo đó. Sau một thời gian làm quen vừa đủ, chúng ta có thể dễ dàng thay đổi ngữ điệu cả khi nói, hát lẫn giao tiếp hàng ngày.

cách luyện giọng gió
Ngữ điệu là một phần không thể thiếu khi muốn luyện tập giọng gió đúng chuẩn

3.5 Luyện tập để tạo sự truyền cảm khi hát

Cuối cùng, để thể hiện giọng gió ‘đẹp’ nhất có thể, bạn đừng quên để ý đến sự truyền cảm khi trình bày một nhạc phẩm. Bởi lẽ, bên cạnh những yếu tố về kỹ thuật thì sự nhiệt huyết và xúc cảm của người hát mới là thứ giúp ca khúc thực sự lay động khán giả. Do đó, bạn cần phải thực sự đặt mình vào bài hát để thấu hiểu được những thông điệp được gửi gắm qua câu từ, như vậy mới có thể hoàn thành bài hát theo phong cách độc đáo của riêng mình.

Sự truyền cảm là thứ giúp ca khúc thực sự lay động khán giả
Sự truyền cảm là thứ giúp ca khúc thực sự lay động khán giả

4. Một số lưu ý giúp bảo vệ và giữ gìn giọng gió

Sau khi đã rèn luyện được khả năng hát giọng gió như ý muốn, bạn cần chú ý những điều sau đây để bảo vệ chất giọng của mình:

– Uống đủ nước và tránh xa các loại chất kích thích, đồ uống có cồn

– Không hắng giọng, la hét hoặc nói chuyện vượt quá âm lượng (lớn tiếng)

– Nói không với thuốc lá

cách bảo vệ và giữ giọng gió
Uống đủ nước để bảo vệ giọng gió luôn trong trẻo và nội lực

Trên đây là bài viết của Vua Nệm về chủ đề giọng gió là gì. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

>>>Đọc thêm: Giọng mũi là gì? Cách nhận biết, nguyên nhân và khắc phục hiệu quả

Đánh giá post