Ga tàu Bình Thuận và các thông tin cần biết khi đi chuyển đến Bình Thuận bằng tàu hoả

CẬP NHẬT 09/08/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Bình Thuận là một tỉnh thành du lịch nổi tiếng ở khu vực phía Nam. Có nhiều phương tiện di chuyển từ các tỉnh thành/ thành phố khác đến Bình Thuận, trong đó phương tiện tàu hỏa cũng được nhiều người lựa chọn. Vậy Bình Thuận có bao nhiêu ga tàu? Cần lưu ý những gì khi đi ga tàu Bình Thuận? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

ga bình thuận
Ga tàu Bình Thuận và các thông tin cần biết khi đi chuyển đến Bình Thuận bằng tàu hoả

1. Các ga tàu Bình Thuận

Bình Thuận sở hữu 3 ga tàu, nhằm phục vụ nhu cầu đi chuyển, đi lại của người dân địa phương cũng như khách du lịch. Các ga tàu ở Bình Thuận có điểm đi, đến và giá vé khác nhau. Cùng Vua Nệm tìm hiểu về thông tin các ga tàu Bình Thuận nhé!

1.1 Ga tàu Bình Thuận

Tọa lạc tại xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, ga tàu Bình Thuận là một trong những ga tàu chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Ga tàu này thường được dân địa phương gọi là ga Mương Mán. Thuộc Xí nghiệp Vận tải đường sắt Sài Gòn, ga tàu Bình Thuận có năng lực hoạt động với khả năng xếp dở hàng hoá 10 xe/ ngày.

Cách thành phố Hà Nội 1551 km, ga tàu Bình Thuận chuyên phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, du khách trên khắp cả nước, từ các tỉnh thành miền Bắc đến các tỉnh thành miền Nam đi đến Bình Thuận.

Các tuyến tàu chính hoạt động tại ga tàu Bình Thuận bao gồm:

  • Các chuyến tàu di chuyển đến các ga ở khu vực phía Nam (Sài Gòn, Long Khánh, Suối Kiết, Dĩ An, Sóng Thần, Biên Hoà) bao gồm: TN1, SQN1, SPT1, SE25, SE21, SE9, SE7, SE5, SE3, và SE1.
Ga tàu Bình Thuận ở đâu
Ga tàu Bình Thuận
  • Các chuyến tàu di chuyển đến các ga khu vực miền Trung và miền Bắc (Tháp Chàm, Sông Mao, Nha Trang, Ngã Ba, Phú Hiệp, Ninh Hoà, Tuy Hoà, Quảng Ngãi, Bồng Sơn, Đức Phổ, Diêu Trì, Núi Thành, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Trà Kiệu, Đồng Lê, Đông Hà, Yên Trung, Chợ Sy, Minh Khôi, Vĩnh, Thanh Hoá, Ninh Bình, Bỉm Sơn, Phủ Lý, và Hà Nội) bao gồm: TN2, SPT2, SE26, SE22, SE10, SE8, SE6, SE4, và SE2.

1.2 Ga tàu Phan Thiết

Cách quốc lộ 1A 500m và ga tàu Bình Thuận 9000m, ga Phan Thiết tọa lạc tại xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết. Mặc dù nằm ngay trung tâm, ga Phan Thiết là tuyến ga lẻ, chỉ đón khoảng 2 đến 3 chuyến tàu một ngày, tuỳ vào thời điểm ngày thường hay các dịp lễ Tết.

Ga tàu Phan Thiết
Ga tàu Phan Thiết

Thuộc tuyến đường sắt du lịch giữa Sài Gòn và Phan Thiết, ga tàu Phan Thiết còn có tên gọi khác là Hội Tụ Xanh. Được quản lý và điều phối hoạt động bởi Xí nghiệp Vận tải đường sắt Sài Gòn, ga tàu Phan Thiết có năng lực hoạt động xếp dỡ hàng hoá trung bình 10 xe/ ngày.

1.3 Ga tàu Sông Mao

Là một trong những ga tàu chính, thuộc hệ thống quản lý của ga tàu sắt miền Nam, ga tàu Sông Mao thuộc xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Từ ga Sông Mao, du khách hoặc dân địa phương có thể đi chuyển đến các ga ở khu vực phía Nam như: Ma Lâm, Sài Gòn, Long Khánh, Biên Hoà…với hai chuyến tàu: SE9 và TN1.

Các chuyền tàu để đi đến các ga ở khu vực miền Trung và miền Bắc (Ninh Hoà, Nha Trang, Tháp Chàm, Tuy Hoà, Phú Hiệp, Bồng Sơn, Đức Phổ, Diêu Trì, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Núi Thành, Huế, Đà Nẵng, Trà Kiệu, Yên Trung, Hương Phố, Đồng Lê, Đông Hà, Minh Khôi, Thanh Hoá, Vĩnh, Chợ Sy, Bỉm Sơn, Ninh Bình, Nam Định, Phủ Lý, Hà Nội) bao gồm: SE10, SE22 và TN2.

2. Thông tin chi tiết về ga tàu Bình Thuận

Trong 3 ga tàu tại tỉnh Bình Thuận, ga Bình Thuận là ga tàu lớn, phục vụ với tần suất dày đặc hơn cả. Cùng Vua Nệm tìm hiểu thông tin chi tiết về ga tàu này nhé!

2.1 Vị trí ga Bình Thuận

Tọa lạc tại xã Mương Mán, Hàm Thuận Nam, ga Bình Thuận là nơi cung cấp dịch vụ di chuyển cho người dân, du khách từ đến các địa điểm du lịch nổi tiếng trong tỉnh Bình Thuận như: La Gi, Tuy Phong, hay Phan Thiết…

2.2 Tình hình hoạt động của ga Bình Thuận

Là nhà ga thuộc huyện Hàm Thuận Nam, ga Bình Thuận phục vụ cho gần 100 ngàn người dân sinh sống tại 350 phường xã trực thuộc huyện lị này. Mỗi ngày, ga Bình Thuận khởi hành 7 chuyến tàu theo tuyến Bình Thuận – Hà Nội và 7 chuyến tàu chạy theo hướng ngược lại, với ga tàu cuối là ga Sài Gòn.

Không chỉ cung cấp các dịch vụ di chuyển, đi lại cho người dân, ga Bình Thuận còn là một đầu mối giao thông đóng vai trò quan trọng cho các dịch vụ: gửi bưu phẩm, hàng hoá và xe cộ, góp phần đem đến sự tiện lợi cho đời sống của người dân cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao thương của khu vực.

vị trí Ga Bình Thuận
Ga Bình Thuận phục vụ cho gần 100 ngàn lượt khách

Ngành đường sắt Việt Nam hiện nay đã cập nhật hệ thống bán vé điện tử trực tuyến, và dịch vụ này đã được áp dụng tại ga Bình Thuận, Hàm Thuận Nam. Ứng dụng mua vé trực tuyến đem đến sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và công sức chờ đợi mua vé tàu.

2.3 Bảng thời gian khởi hành các chuyến tàu tại ga Bình Thuận

Chuyến tàu Giờ đến Giờ đi Dừng tại ga Bình Thuận Ga cuối cùng
SE4 23:15 23:20 5 phút Hà Nội
SE10 18:37 18:42 5 phút Hà Nội
SE6 12:25 12:30 5 phút Hà Nội
SE12 11:24 11:29 5 phút Hà Nội
SE8 09:28 09:31 3 phút Hà Nội
SE2 01:05 01:10 5 phút Hà Nội
SE1 02:32 02:37 5 phút Sài Gòn
SE3 01:08 01:13 5 phút Sài Gòn
SE9 22:26 22:32 6 phút Sài Gòn
SE5 12:28 12:33 5 phút Sài Gòn
SE11 16:49 16:54 5 phút Sài Gòn
SE7 15:07 15:12 5 phút Sài Gòn

2.4 Các tuyến tàu dừng và đón khách tại ga tàu Bình Thuận

  • Các tuyến khu vực miền Nam: Bình Thuận – Sài Gòn, Bình Thuận – Dĩ An, Bình Thuận – Biên Hòa, Bình Thuận – Long Khánh, Bình Thuận – Sông Mao.
  • Các tuyến khu vực miền Trung: Bình Thuận – Tháp Chàm, Bình Thuận – Ngã Ba, Bình Thuận – Ninh Hòa, Bình Thuận – Tuy Hòa, Bình Thuận – La Hai, Bình Thuận – Diêu Trì, Bình Thuận – Bồng Sơn, Bình Thuận – Đức Phổ, Bình Thuận – Quảng Ngãi, Bình Thuận – Núi Thành, Bình Thuận – Tam Kỳ, Bình Thuận – Phú Cang, Bình Thuận – Trà Kiệu, Bình Thuận – Đà Nẵng, Bình Thuận – Huế, Bình Thuận – Đông Hà, Bình Thuận – Đồng Hới, Bình Thuận – Hương Phố, Bình Thuận – Yên Trung, Bình Thuận – Vinh, Bình Thuận – Chợ Sy, Bình Thuận – Minh Khôi, Bình Thuận – Thanh Hóa, Bình Thuận – Bỉm Sơn.
  • Các tuyến khu vực miền Bắc: Bình Thuận – Ninh Bình, Bình Thuận Nam Định, Bình Thuận – Phủ Lý, Bình Thuận – Giáp Bát, Bình Thuận – Hà Nội.

3. Cách đặt vé tàu đi ga Bình Thuận

Hiện nay, có nhiều cách đặt vé tàu ga Bình Thuận, như: mua trực tiếp tại phòng vé, mua trực tuyến hay gọi điện thoại đặt vé. Tuy nhiên, cách đặt vé nhanh chóng nhất nhất là đặt vé trực tuyến hoặc gọi điện thoại đặt vé.

3.1 Cách đặt vé tàu ga Bình Thuận thông qua điện thoại

Khách hàng có nhu cầu đặt vé ga Bình Thuận có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:

  • Số điện thoại ga Bình Thuận: 0238 3675 081
  • Số điện thoại phòng vé ga Bình Thuận: 0238 7305 305
  • Số điện thoại của đại lý bán vé ga Bình Thuận: 0399 305 305
  • Tổng đài liên hệ vé tàu toàn quốc: 1900 636 212

Lưu ý cho khách hàng nên đến ga 30 phút trước khi tàu khởi hành để cập nhật các thông tin thay đổi mới nhất (nếu có) nhằm đảm bảo không bị lỡ chuyến hay trễ chuyến.

Cách đặt vé tàu ga Bình Thuận
Cách đặt vé tàu ga Bình Thuận thông qua điện thoại

3.2 Cách đặt vé tàu ga Bình Thuận trực tuyến

  • Đầu tiên, khách hàng truy cập vào đường link: https://tauhoa.phongbanve.vn/dat-ve/dat-ve-tau.html
  • Điền đầy đủ các thông tin cá nhân, ga đi và ga đến rồi nhấn đặt vé.
  • Sau đó, bạn sẽ nhận được cuộc gọi xác nhận thông tin đặt vé từ nhân viên ga tàu. Nhân viên sẽ hướng dẫn thanh toán và hoàn tất quá trình đặt vé nhanh chóng.

Khi đặt vé trực tuyến, hành khách phải thực hiện thanh toán trực tuyến thông qua các hình thức như: dịch vụ internet banking, cây ATM, chuyển khoản qua ngân hàng, hay chuyển khoản tại các điểm thu hộ. 

4. Kết luận

Trên đây là đầy đủ các thông tin về ga tàu Bình Thuận hành khách cần biết để có thể mua vé và sử dụng dịch vụ của ga dễ dàng, nhanh chóng. Hy vọng Vua Nệm đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở các bài viết hấp dẫn sau nhé!

XEM THÊM:

Đánh giá post