Thụ động là gì? Những hành động thiết thực cải thiện tính thụ động

CẬP NHẬT 03/10/2023 | Bài viết bởi: Dương Dương

Một trong những “căn bệnh” nhiều người mắc phải hiện nay chính là sự thụ động. Nó kìm hãm sự phát triển ở mỗi người, có thể khiến bạn bị đào thải trước tốc độ phát triển và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Bài viết này Vua Nệm sẽ giúp bạn làm rõ thụ động là gì và đưa ra những hành động thiết thực để cải thiện khuyết điểm này.

1. Thụ động là gì?

Thụ động được hiểu là không có năng lực phản ứng lại trước các tình huống, vấn đề gặp phải. Những người có tính thụ động thường chờ đợi sự sắp xếp, giao phó, hướng dẫn của người khác thay vì tự mình tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề mà mình gặp phải. Khi không được ai hướng dẫn thì thường luống cuống, không biết phải làm gì.

Thụ động là gì? Nó còn thể hiện ở việc bản thân không tự giác thực hiện công việc mà luôn phải đợi sự tác động, nhắc nhở từ người khác. Thậm chí, khi có sự tác động vẫn chỉ làm qua loa, không có tư duy sáng tạo, tìm cách làm phù hợp hoặc hiệu quả hơn.

Trái với thụ động là chủ động, chỉ những người có tính tự giác, làm chủ công việc của mình, không bị ai chi phối. Bản tính thụ động hiện hữu trong tất cả hoàn cảnh, từ công việc, cuộc sống cho đến tình cảm.

thụ động là gì
Tìm hiểu về thụ động là gì đầy đủ chi tiết nhất

2. Nguyên nhân dẫn đến sự thụ động 

2.1 Cha mẹ bảo bọc quá mức 

Bố mẹ có xu hướng chăm lo, chỉ dẫn mọi thứ và không để trẻ phải nhúng tay vào, từ những việc nhỏ nhặt nhất như cơm ăn, áo mặc, đến xa hơn là ngành học, việc làm…

nguyên nhân gây ra sự thụ động
Cha mẹ bảo bọc con cái quá mức cũng sẽ tước đi sự chủ động của chúng

Thương yêu và bảo bọc con cái là một điều đáng tuyên dương. Tuy nhiên, bảo bọc quá mức đồng thời tước đi sự chủ động ở con trẻ. Khi không có cha mẹ kề bên, chúng thậm chí không biết phải ăn uống như thế nào, xử lý các tình huống phát sinh ra sao… Lâu dần khiến con cái trở nên thụ động trong tất cả mọi việc, từ cuộc sống, công việc cho đến tình cảm ngay cả khi lớn tuổi.

2.2 Nghi ngờ bản thân, sợ sai, thiếu quyết đoán 

Thụ động là gì và tại sao nhiều người bị thụ động? Một trong những lý do là bởi việc hoài nghi bản thân, sợ sai, không chắc những điều mình thực hiện sẽ đúng đắn. Ví dụ, bạn vào làm việc tại một công ty mới, trước các nhiệm vụ được giao, bạn e dè, không dám chủ động thực hiện vì sợ sai mặc dù có nền tảng kiến thức về công việc đó. Vì thế mà bạn luôn phải phụ thuộc vào sự hướng dẫn của cấp trên, lâu dần bị đánh giá là thụ động trong công việc.

2.3 Lười biếng 

Thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến tính thụ động thì đó là sự lười biếng. Rất nhiều người trong chúng ta lười biếng trong suy nghĩ và cả hành động. Thay vi tìm tòi, động não để giải quyết công việc, chúng ta lại phụ thuộc vào sự hướng dẫn hoặc nhắc nhở của người khác.

3. Những biểu hiện thường thấy của người thụ động

3.1 Không có chính kiến

“Tôi không có ý kiến”, “tôi đồng ý với số đông”. Đây là những câu cửa miệng quen thuộc của nhiều người. Dù rằng nó không phải là đáng lên án, tuy nhiên nếu bạn thường xuyên sử dụng và mặc định thốt ra trong mọi vấn đề cần thu thập ý kiến thì bạn đang là một người thụ động.

biểu hiện người thụ động
Người thụ động thường trung thành với đám đông, ngại thể hiện chính kiến

Tại sao ư? Nó thể hiện việc bạn không có chính kiến, có xu hướng thực hiện theo ý kiến và hướng dẫn của người khác. Điều này có thể đến từ nguyên nhân được nhắc đến ở trên đó là sợ sai, nghi ngờ bản thân, không dám thể hiện mình… ​Họ không tự tin vào ý kiến ​​của mình, luôn đồng ý với quan điểm của người khác ngay cả khi bản thân có một suy nghĩ khác. Lâu dần chúng ta có những cá thể thụ động, trung thành với đám đông.

3.2 Luống cuống, không biết cách giải quyết trong nhiều hoàn cảnh

Biểu hiện thường thấy của những người thụ động đó là trở nên luống cuống trong một số hoàn cảnh nhất định. Chẳng hạn như được giao một công việc mới, hoặc một số hoàn cảnh có tính đột ngột như lạc đường, bị sa thải, gặp tai nạn… Lúc này, người thụ động thường không biết phải xử lý như thế nào.

Thụ động khiến bạn luống cuống trong các tình huống xảy đến trong cuộc sống
Thụ động khiến bạn luống cuống trong các tình huống xảy đến trong cuộc sống

3.3 Trông chờ vào may mắn

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của sự may mắn. Nó có thể giúp ta thay đổi cuộc sống mà không cần phải nỗ lực quá nhiều. “Hay không bằng hên”. Tuy nhiên, trông chờ vào may mắn là một điều thiển cận. Thay vì cố gắng, nỗ lực để tạo ra thành quả thì những người thụ động lại “há miệng chờ sung”, trông chờ vào may mắn xảy đến với mình. Biểu hiện này minh họa cho định nghĩa thụ động là gì mà chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết.

3.4 Luôn giữ mình trong “vùng an toàn’

Người thụ động thường yên vị trong “vùng an toàn”. Họ không có xu hướng hoặc không dám thử thách bản thân với những điều mới mẻ. Họ từ chối những cơ hội đến với mình chỉ vì điều đó khác so với những gì họ từng làm trước đây, trực tiếp giới hạn năng lực của mình trong khuôn khổ nhất định.

4. Hậu quả của sự thụ động

4.1 Bị đánh giá thấp

Như đã giải thích thụ động là gì, việc bạn không tự giác trong công việc, không có năng lực phản ứng lại trước các tình huống phát sinh là một điều yếu kém không thể bàn cãi. Trong công việc, cuộc sống sẽ bị cấp trên đánh giá thấp.

hậu quả của người thụ động
Không ai đánh giá cao một người có tính thụ động

4.2 Bỏ lỡ nhiều cơ hội, thụt lùi so với xã hội

Thụ động và luôn ở trong vùng an toàn sẽ khiến bạn đánh mất đi những cơ hội đến với mình. Nhất là khi xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi ở mỗi cá nhân sự nhạy bén, chủ động. Bạn rất dễ bị đào thải, mất việc, giảm thu nhập, mất đi những cơ hội để thăng tiến, phát triển bản thân.

người thụ động bỏ lỡ nhiều cơ hội
Những người thụ động có nguy cơ bị xã hội đào thải cao hơn

4.3 Rơi vào những hoàn cảnh éo le mà không biết cách giải quyết

Đây là một trong những hậu quả nhãn tiền nhất mà người thụ động sẽ gặp phải. Cuộc sống luôn thường trực những biến cố, bạn không thể mãi trông cậy có người để dựa dẫm, hướng dẫn… Cho đến khi bạn rơi vào hoàn cảnh chỉ có một mình bạn sẽ gặp nhiều luống cuống với tích cách thụ động của mình.

Ví dụ như bị lạc đường; xe hết xăng giữa chốn đồng không mông quạnh; bạn gánh một khoản nợ; bị đuổi việc, thất nghiệp… Có muôn hình vạn trạng tình huống oái oăm có thể xảy đến và nếu thụ động, bạn sẽ chẳng biết phải làm gì trong tình huống đó.

5. Khắc phục tính thụ động bằng cách nào?

5.1 Lập kế hoạch chi tiết trong tương lai

Để khắc phục tính thụ động, cách tốt nhất là lập kế hoạch cho những hoạt động trong tương lai. Liệt kê ra những vấn đề mà bạn đang hoặc sẽ đối mặt trong thời gian tới và phương án giải quyết. Bằng cách này, những tình huống xấu dù có xảy ra thì cũng đã nằm trong dự liệu và bạn sẽ không còn bị luống cuống trong cách giải quyết nữa.

cách khắc phụ sự thụ động
Chủ động lập kế hoạch đối phó với những tình huống phát sinh

5.2 Chủ động giải quyết công việc thay vì đợi nhắc nhở

Nhắc lại một chút về thụ động là gì, là việc luôn phải chờ đợi người khác nhắc nhở, chỉ điểm thì mới thực hiện công việc. Vì thể, để khắc phục không có cách nào tốt hơn là bạn tự chủ động thực hiện các công việc thuộc bổn phận, trách nhiệm của mình.

Hãy tự giác trong cả những việc nhỏ nhất như gấp gọn chăn mền sau khi ngủ dậy, dọn dẹp nhà cửa, hoàn thành các công việc được giao, tập thể dục, đọc sách trau dồi kiến thức… Làm mọi thứ theo chiều hướng tích cực sẽ hình thành thói quen chủ động và không cần phải đợi ai nhắc nhở.

5.3 Mở rộng vùng an toàn của mình

Có một nhà tù không song sắt mang tên là “vùng an toàn”, ở đó bạn bị quản thúc và giam lỏng bởi chính cái tôi và sự rụt rè của bản thân mình. Với những người chọn lối sống này, này việc bứt phá là rất hiếm khi xảy ra.

Làm những điều mới mẻ một cách có tính toán
Làm những điều mới mẻ một cách có tính toán

Không nhất định bạn phải thoát ly hoàn toàn khỏi vùng an toàn của mình, thay vào đó hãy làm những điều mới mẻ một cách có tính toán, cân nhắc. Nói cách khác là hãy mở rộng vùng an toàn của mình. Hãy thử ngay bạn nhé.

5.4 Thử thách bản thân ở những điều mới mẻ

Điều này có phần liên quan đến việc bước ra khỏi vùng an toàn kể trên. Tuy nhiên, cách này sẽ hướng dẫn bạn thoát khỏi tính thụ động bằng những việc cụ thể nhất. Áp dụng ngay nếu cảm thấy phù hợp nhé.

Ví dụ: thay vì trước đây luôn đi du lịch cùng bạn bè, theo sự sắp xếp, lịch trình của một ai đó, hãy thử thách bản thân bằng việc có một chuyến du lịch một mình xem nào. Việc này sẽ dạy bạn chủ động trong rất nhiều yếu tố, thử liệt kê nhé.

Đầu tiên, bạn chủ động tìm hiểu về địa điểm mình muốn đến, cách đặt vé máy bay (vé xe), tự sắp xếp phương tiện di chuyển, chọn món ăn, nơi nghỉ chân, tự lường trước những khó khăn có thể xảy ra để xử lý… Như vậy, chỉ với một chuyến đi bạn đã tự mình học cách chủ động mà không còn phụ thuộc vào bất kỳ ai nữa.

Trên đây Vua Nệm vừa làm rõ khái niệm thụ động là gì, chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại, đồng thời gửi đến bạn những phương pháp có thể giúp bản thân trở nên chủ động hơn. Nếu bạn có những biểu hiện của một người thụ động, hãy thay đổi ngay từ hôm nay nhé.

>>>Xem ngay:

Đánh giá post