Chuyện quanh ta

Tự ti là gì? Cách vượt qua sự tự ti đơn giản bạn nên biết

CẬP NHẬT 25/09/2023 | BỞI Minh Anh

Tự ti khiến nhiều người không thể hiện được năng lực thật sự của bản thân, từ đó đánh mất nhiều cơ hội. Vậy tự ti là gì và làm thế nào để vượt qua cảm giác này? Chúng ta cùng tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết sau đây của Vua Nệm nhé!

1. Tự ti là gì?

Những người tự ti thường tự đánh giá bản thân thấp hơn người khác. Họ luôn nghĩ mình có năng lực thấp kém, không có gì giỏi giang nên thường hiếm khi đóng góp ý kiến và ngại giao tiếp với người xung quanh.

Sự tự ti có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như trong quá khứ từng phải chịu nhiều tổn thương về tâm lý, gia đình giáo dục không đúng cách, có nhiều lời nói ảnh hưởng đến con trẻ, thường xuyên bị phán xét về ngoại hình. 

tự ti là gì
Tâm lý tự ti mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

Tâm lý tự ti mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, về lâu về dài sẽ khiến chúng ta trở nên thụ động, rụt rè. Cũng vì đó mà bỏ lỡ nhiều cơ hội để phát triển bản thân, đồng thời khiến cuộc sống trở nên vô nghĩa. Vì vậy, việc vượt qua tâm lý tự tin là điều vô cùng quan trọng. 

2. Dấu hiệu của người tự ti là gì và cách khắc phục

2.1. Ngại ngùng khi được khen ngợi

Biểu hiện thường thấy của những người tự ti đó là ngại ngùng khi nhận lời khen từ người khác. “Điều này chỉ bình thường thôi”, “tôi sẽ không làm được nếu không có anh ấy/cô ấy”… đó là điều mà người tự ti phản hồi lại lời khen của ai đó dành cho họ.

Việc bỏ qua lời khen cũng giống như việc chúng ta bỏ qua động lực phát triển bản thân. Bạn sẽ luôn cảm thấy “không đủ”, “không tới” khi hoàn thành nhiệm vụ nào đó. Về lâu về dài, bạn sẽ không tìm thấy niềm vui trong công việc và động lực để hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn.

Để hạn chế điều này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:

  • Hãy chấp nhận và cảm thấy vui vẻ khi nhận được lời khen ngợi của mọi người. Đừng quên cảm ơn người khen ngợi mình và coi đó là một phần của sự thành công.
  • Đừng quên chú ý những điều bạn được người khác khen ngợi để phát huy cho những lần sau đó nhé!
dấu hiệu tự ti
Biểu hiện thường thấy của những người tự ti đó là ngại ngùng khi nhận lời khen từ người khác

2.2. Coi thất bại là điều kinh khủng

Với những người tự ti, họ thường cảm thấy thất bại giống như điều gì đó rất khủng khiếp và tệ hại, đôi khi đánh đồng rằng điều này cho thấy năng lực bản thân yếu kém. Họ cũng không rút ra bài học từ những thất bại mà chỉ chìm đắm trong suy nghĩ rằng mình đã làm điều gì đó tồi tệ.

Để vượt qua điều này, bạn có thể thay đổi tư duy:

Người ta vẫn nói “thất bại là mẹ thành công”, ngay cả những nhà kinh doanh tài giỏi hay những nhà khoa học đại tài cũng không ít lần nếm thất bại mới có thể đạt được điều mà họ mong muốn.

  • Thất bại không đánh giá được năng lực thật sự của bạn, đôi khi chỉ vì điều bạn làm chưa phù hợp.
  • Thất bại không phải là điều gì quá kinh khủng, đôi khi bạn sẽ rút ra được nhiều bài học đắt giá.

2.3. Hạ thấp bản thân

Người tự ti thường cảm thấy bản thân quá nhỏ bé so với thế giới bên ngoài. Những suy nghĩ như “mình không đủ giỏi để làm việc này”, “mình không đủ xinh đẹp để tham gia cuộc thi này”… đều là những suy nghĩ thường gặp ở người tự ti. Họ thường đánh giá thấp bản thân, ngay cả khi thực tế họ có thể làm được điều này.

Nguyên nhân có thể là do họ bị ảnh hưởng từ lời nói của những người xung quanh. Hoặc từ lúc nhỏ, họ đã bị tác động đến suy nghĩ và tinh thần. Để vượt qua điều này, chúng ta có thể:

  • Tìm hiểu bản thân để biết mình thích gì, nếu gặp khó khăn trong việc này, hãy tâm sự với người mà bạn tin tưởng và hỏi cảm nhận của họ về bản thân, những điều mà người khác thích ở bạn.
  • Luôn giữ suy nghĩ lạc quan và tin vào những gì mình có, hãy tự hứa rằng sẽ không bao giờ tự đánh giá thấp bản thân mình nữa.
người tự ti
Người tự ti thường cảm thấy bản thân quá nhỏ bé so với thế giới bên ngoài

2.4. Luôn tự dằn vặt vì những thất bại trong quá khứ

Biểu hiện tiếp theo của người tự ti đó là tự dằn vặt mình vì những thất bại trong quá khứ. Họ thường có suy nghĩ “mình là một kẻ thất bại”, “đáng ra mình nên làm tốt hơn”… Những suy nghĩ này khiến họ càng trở nên rụt rè, ngại thể hiện và thử sức. Nếu không biết cách vượt qua, họ có thể mắc kẹt trong quá khứ mãi mãi. 

Ngoài ra, người tự ti cũng rất ngại những đánh giá của người xung quanh về thất bại của mình. Tuy vậy, trên thực tế ai cũng có lúc mắc phải những sai lầm và thất bại. 

Nhà khoa học Thomas Edison từng nói “Tôi không thất bại, tôi chỉ tìm ra 10.000 cách khiến bóng đèn không sáng”. Đây là lối suy nghĩ của người tích cực, họ luôn tìm ra những điều tốt ngay cả trong thất bại. Vậy nên khi gặp thất bại, bạn chớ nên quá lo lắng mà có thể vượt qua bằng cách: Không nên tập trung vào việc mình đã thất bại mà hãy xem đây là bài học, là cơ hội để chúng ta học hỏi.

2.5. Lo lắng về thất bại có thể xảy ra trong tương lai

Người tự ti cũng thường lo lắng về những thất bại có thể xảy ra trong tương lai. Họ luôn nghĩ đến những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra. Từ đó họ có thể nản chí, lo sợ và không dám thực hiện việc đó. Để thay đổi tư duy này, bạn có thể:

  • Nghĩ về những điều bạn có được sau khi thành công.
  • Xác định điều bạn muốn và lên kế hoạch để thực hiện điều này.
  • Nếu gặp khó khăn trong vấn đề gì đó, đừng ngại nhờ đến sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Người tự ti cũng thường lo lắng về những thất bại có thể xảy ra trong tương lai
Người tự ti cũng thường lo lắng về những thất bại có thể xảy ra trong tương lai

2.6. Không chấp nhận rủi ro

Những người tự ti thường không chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, từ đó mãi thu mình trong vỏ ốc và không thể thành công. Thực tế là mọi việc chúng ta làm đều có những rủi ro đi liền, nhưng nếu không thử thách bản thân, không đối đầu với vấn đề thì sẽ rất khó để phát triển năng lực và đạt được thành quả.

Giống như câu chuyện của siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo, từ một cậu bé bị bệnh tim lại có thể trở thành một chân sút huyền thoại trong làng túc cầu. Điều này cho thấy muốn đạt được thành công, chúng ta cần nỗ lực, đối đầu với những rủi ro và học hỏi từ những thất bại của mình. Để vượt qua suy nghĩ này, bạn có thể:

  • Nghĩ về những rủi ro có thể xảy ra, sau đó lập kế hoạch và nghĩ ra cách bạn có thể giải quyết những rủi ro này.
  • Hãy coi những rủi ro đó là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta thực hiện việc gì đó, điều chúng ta cần làm là vạch ra những kế hoạch để hạn chế rủi ro và xử lý rủi ro này.
Những người tự ti thường không chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, từ đó mãi thu mình trong vỏ ốc
Những người tự ti thường không chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, từ đó mãi thu mình trong vỏ ốc

Ví dụ, bạn rất sợ việc phải thuyết trình trước đám đông vì lo sợ mình sẽ quên bài. Vậy trước tiên, bạn cần nắm thật chắc những thông tin mà mình thuyết minh. Sau đó luyện tập trước gương hoặc quay video lại để điều chỉnh cơ mặt, giọng nói,… cải thiện những điều chưa tốt. Bạn cũng có thể thuyết trình trước mặt người bạn thân thiết để nhờ họ góp ý, từ đó vừa có thể “thuộc bài” hơn, vừa cải thiện để giúp phần thuyết trình thu hút hơn.

2.7. Coi nhẹ sự quan trọng của thành công

Thành công dù dễ dàng hay khổ cực đều là những thành quả đáng được trân trọng. Những người thành công thường có xu hướng coi nhẹ những điều mình đạt được và ai cũng có thể làm. Tuy nhiên, thực tế thì điều này có thể không đúng với nhiều người, hoặc không phải ai cũng có thể làm điều này dễ dàng như họ. Vì vậy hãy coi trọng công sức và những gì bạn đạt được, cho dù đó là những điều nhỏ bé.

Với bài viết trên đây, Vua Nệm vừa giúp bạn đọc tìm hiểu tự ti là gì và cách để chúng ta có thể vượt qua tâm lý tiêu cực này. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích với độc giả, đừng quên tham khảo những bài viết khác của Vua Nệm để có thêm nhiều kiến thức mới nhé.

>>>Đọc thêm: 

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh