Giấc ngủ của bạn thường được quyết định bởi những chiếc nệm. Vậy nệm tốt là nệm thế nào? Tại sao nệm tốt đạt chứng nhận quốc tế lại quan trọng? Mời bạn hãy cùng khám phá những chứng nhận phổ biến nhất về các loại nệm tốt được chia sẻ chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!
Nội Dung Chính
1. Nệm có các chứng nhận hay không?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu nệm khác nhau, điều này đã làm cho nhiều người dùng phân vân không biết chọn lựa nệm nào là nệm tốt. Để giải đáp được thắc mắc đó, nhiều tổ chức trên thế giới đã cung cấp các chứng nhận nệm khác nhau.
Mỗi một chứng nhận nệm sẽ thể hiện và đánh giá những đặc điểm khác nhau. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và từng mục đích sử dụng khác nhau, bạn có thể chọn lựa loại chứng nhận phù hợp nhất cho gia đình mình.
2. Tại sao nệm tốt đạt chứng nhận quốc tế quan trọng?
Chứng nhận quốc tế là một chứng chỉ quan trọng chứng tỏ chất lượng nệm đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe mà quốc tế đã đưa ra. Ngoài ra, một số loại chứng chỉ còn đảm bảo dòng nệm bạn đang sử dụng đáp ứng được tiêu chí bảo vệ môi trường, an toàn, lành tính với làn da và với sức khỏe của người dùng.
Khi mua các dòng nệm có chứng nhận quốc tế, bạn sẽ cảm thấy được an tâm hơn trong quá trình sử dụng. Bởi vì hầu hết, các loại nệm này đều được chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, trải qua một quá trình kiểm định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn tốt nhất trước khi đến tay người tiêu dùng.
3. Những chứng nhận quốc tế quan trọng cho nệm
Dưới đây là tổng hợp những chứng nhận quốc tế quan trọng dành cho nệm, bạn hãy cùng khám phá để có thể hiểu hơn về các chứng nhận này nhé!
3.1. Chứng nhận CertiPUR-US
CertiPUR-US là một chứng nhận được phát hành bởi Alliance for Flex Polyurethane Foam Inc, một tổ chức phi lợi nhuận dành cho các loại nệm foam, chăn ga gối nệm. Chứng nhận này giúp đảm bảo nguyên liệu sản xuất đã được kiểm tra một cách chi tiết, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hàm lượng, hiệu suất vật lý, khí thải và đảm bảo an toàn cho môi trường.
Chứng chỉ CertiPUR-US đã được triển khai từ năm 2008 dựa trên các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe, môi trường cho foam polyurethane. Đối tượng đạt được các chứng chỉ này thường bao gồm các loại foam dẻo, FR foam, foam siêu mềm, visco-elastic foam, foam đàn hồi và foam polyurethane.
Tiêu chí kiểm duyệt của chứng chỉ CertiPUR-US bao gồm các loại foam không chứa các chất chlorofluorocarbons, chất khử ozone, thuỷ ngân, chì, kim loại nặng, chất chống cháy PBDE, fomanđehit hay phthalates bị cấm. Đồng thời, chúng phải có mức phát thải VOC thấp cho đời sống, phải vượt qua được các bài kiểm tra về hiệu suất và độ bền.
3.2. Chứng nhận Oeko-Tex Standard 100 và Oeko-Tex Standard 1000
Oeko-Tex Standard 100 và Oeko-Tex Standard 1000 là chứng nhận được phát hành bởi Hiệp hội Oeko-Tex quốc tế với mục đích chứng nhận độc lập về hàng dệt may và kiểm tra các chất có hại trong giai đoạn chế biến. Ngoài ra, chúng nhận này cũng đánh giá độ thân thiện với môi trường trong ngành dệt máy.
Chứng nhận này đã được thành lập vào năm 1992, được ứng dụng cho các sợi vải, vải đã quy xử lý cũng như các sản phẩm chế tạo, lông vũ, foam, đồ dùng hàng may mặc trong nước.
Đối với chứng nhận Oeko-Tex 100 thì các mặt hàng sẽ được xét nghiệm để tìm ra các chất bị cấm theo quy luật, kiểm định các chất độc hại và các thông số bảo vệ sức khoẻ. Bởi vì các sản phẩm tiếp xúc với da, nhất là vải dệt thì phải được kiểm định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo độ an toàn cho người dùng.
Đối với chứng nhận Oeko-Tex 1000 thì bên cạnh các tiêu chí của Oeko-Tex 100, công ty sản xuất cần phải đáp ứng các thông số về xử lý nước thải, vệ sinh an toàn tại nơi làm việc, đồng thời cũng cần tuân thủ các tiêu chí xã hội như cấm lao động trẻ em, mức lương đúng với hiệu suất, giờ làm việc quy định.
3.3. Chứng nhận Eco-Institut
Eco-Institut là một chứng nhận được phát hành bởi Viện Sinh Thái đặt tại Cologne, Đức. Chứng nhận này được ứng dụng cho ván sàn, nệm, chăn ga gối được làm từ da đều phải hạn chế phát thải.
Để được cấp chứng nhận Eco-Institut, tổ chức phát hành sẽ kiểm tra các sản phẩm, đồng thời phải đáp ứng được tiêu chuẩn không chứa chất độc gồm phthalates, formaldehyde, các chất hữu cơ dễ bay hơi, kim loại nặng hay các chất hữu cơ khó phân huỷ.
Đối với các loại nệm cao su, Tổ chức phát hành sẽ xét trên thử nghiệm khí thải và phân tích hàm lượng. Từ đó, nệm sẽ được đưa vào buồng thí nghiệm nhằm kiểm tra thông số các chất. Quá tình phân tích này sẽ chỉ ra hàm lượng polyme và chất độn đưa vào sản xuất.
3.4. Chứng nhận SGS
SGS là chứng nhận được ban hành bởi Société Générale de Surveillance SA, được ứng dụng cho các đối tượng như Nông nghiệp, thực phẩm, hóa chất, hàng tiêu dùng, năng lượng, khoa học đời sống, khai thác mỏ, giao thông vận tải, dầu khí, công cộng.
Các sản phẩm sẽ được kiểm nghiệm bởi công ty quốc gia có trụ sở tại Thuỵ Sĩ, bao gồm 97.000 nhân viên, 2600 văn phòng cùng các phòng thí nghiệm trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là nơi tập trung nhiều nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ, nhà hoá học và các chuyên gia thẩm định, giám định nghiêm ngặt.
3.5. Chứng nhận TÜV Rheinland
TÜV Rheinland là chứng nhận được công nhận bởi tổ chức TÜV tại Cologne, Đức. Được thành lập vào năm 1872, chứng nhận này được ứng dụng cho hầu hết các ngành kinh tế, lĩnh vực cuộc sống. Đồng thời, chứng nhận này cũng được ứng dụng cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, ô tô, điện tử, thương mại, xây dựng, công nghệ thông tin.
Hiện nay, TÜV Rheinland có mạng lưới toàn cầu, bao gồm các phòng thử nghiệm cũng như các trung tâm thử nghiệm khác nhau. Ngoài ra, chúng cũng bao gồm các thí nghiệm phân tích môi trường, công nghệ vật liệu, kiểm tra vật lý và phân tích thực phẩm.
4. Cần lưu ý gì khi kiểm tra các chứng nhận của nệm
Dưới đây là tổng hợp các lưu ý quan trọng dành cho bạn khi kiểm tra những chứng nhận nệm, bạn hãy cùng tham khảo nha!
4.1. Những loại chứng nhận nệm phổ biến
Dưới đây là tổng hợp những chứng nhận nệm phổ biến, thường được nhiều người chọn lựa và đánh giá cao, bao gồm:
- Chứng nhận Fair Trade
- Chứng nhận Peta Approved
- Chứng nhận Vegan
- Chứng nhận Certified Humane
- Chứng nhận Done Good
- Chứng nhận CertiPUR-US
- Chứng nhận OEKO-TEX Standard
- Chứng nhận GreenGuard Certified – Gold
- Chứng nhận GOTS Organic
- Chứng nhận OEKO-TEX
- Chứng nhận GOLS Organic
- Chứng nhận USDA Organic
- Chứng nhận MADE SAFE nontoxic
- Chứng nhận Organic Content Standard
- Chứng nhận Cradle to Cradle
4.2. Không phải tất cả các chứng nhận nệm đều giống nhau
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại chứng nhận nệm khác nhau, tuy nhiên không phải loại chứng nhận nào cũng giống nhau. Các chứng nhận được đánh giá dựa trên các góc độ và tiêu chí sau:
- Chứng nhận của bên thứ nhất: Đây là chứng nhận do nhà sản xuất cung cấp nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Chứng nhận của bên thứ hai: Thông thường, bên thứ hai chính là các hiệp hội mà công ty sản xuất là thành viên. Khi sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng thì chúng sẽ được cung cấp các chứng nhận. Ngoài ra, hiệp hội cũng có thể phê duyệt, cũng có thể bác bỏ tư cách của các thành viên công ty không đáp ứng được chất lượng.
- Chứng nhận của bên thứ ba: Chứng nhận này được cấp bởi các công ty độc quyền về chuyên môn và chất liệu. Đây cũng chính là công ty có độ tin cậy cao nhất. Các tổ chức này thường tự tiến hành thử nghiệm, đánh giá hoặc thông qua các công ty có chuyên môn này để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
XEM THÊM:
- ISO là gì? Các loại tiêu chuẩn ISO được áp dụng hiện nay
- Mật độ nệm là gì? Tiết lộ sự thật ít ai biết về nệm foam
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được toàn diện thắc mắc tại sao nệm tốt đạt chứng nhận quốc tế lại quan trọng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ chọn được loại nệm phù hợp. Để nhận được các sản phẩm chất lượng, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, bạn hãy gọi ngay cho Vua Nệm để được tư vấn, hướng dẫn nhé!
Nguồn tham khảo: https://sleepopolis.com/guides/a-guide-to-mattress-bedding-certifications/