Điểm danh các cấp độ lắng nghe điển hình trong mô hình giao tiếp

CẬP NHẬT 01/08/2024 | Bài viết bởi: Ly Dương

Trong thời buổi hiện nay, lắng nghe đã và đang trở thành một loại kỹ năng mềm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc cũng như đời sống con người. Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giới thiệu đến bạn các cấp độ lắng nghe điển hình trong mô hình giao tiếp, đồng thời gợi ý các bước giúp bạn cải thiện kỹ thuật căn bản này.

1. Lắng nghe là gì?

1.1 Định nghĩa

Về mặt lý tính, lắng nghe được định nghĩa là quá trình tập trung sự chú ý vào các dải sóng âm thanh do người khác tạo ra nhằm giải mã chúng thành ngữ nghĩa cụ thể. Hành động này xảy ra khi ta nói chuyện cùng ai đó, thường biểu lộ song song với sự tôn trọng và đồng cảm nhất định với đối phương. Quá trình lắng nghe cho phép chúng ta cùng nhau tạo ra một môi trường giao tiếp mang tính tích cực, chủ động, từ đó góp phần cải thiện chất lượng mối quan hệ giữa đôi bên.

lắng nghe là gì
Lắng nghe là quá trình giải mã sóng âm người khác tạo ra thanh thành ngữ nghĩa

Thông qua việc lắng nghe và tiếp nhận thông điệp, chúng ta mới có thể hiểu được những suy nghĩ, mong muốn của đối phương, tạo tiền đề để đưa ra phản hồi phù hợp nhất. Lúc này, các kết nối chất lượng giữa người với người cũng sẽ ngày càng trở nên vững chắc hơn.

1.2 Vai trò của việc lắng nghe

Trên thực tế, dù quan trọng là vậy song cho đến nay, tầm quan trọng của việc lắng nghe vẫn chưa thực sự được nhìn nhận đúng mức. Hầu hết chúng ta chỉ đề cao việc cải thiện khả năng nói (diễn đạt) mà không mấy để tâm đến việc tiếp nhận những ‘thông điệp’ thực sự ẩn chứa trong lời kể của đối phương.

vai trò của việc lắng nghe
Vai trò của kỹ năng lắng nghe vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức

Một số vai trò tiêu biểu của việc lắng nghe khi giao tiếp gồm:

  • Nắm bắt những thông tin, thông điệp, suy nghĩ và cảm xúc trong lời nói của người khác, từ đó đưa ra câu trả lời hợp lý, đúng trọng tâm
  • Thể hiện sự gắn bó, thấu hiểu, đồng cảm, quan tâm và tôn trọng nhất định đối với đối phương
  • Hình thành, cải thiện và gắn kết các mối quan hệ xã hội
  • Xóa bỏ những hiểu lầm, mâu thuẫn một cách hòa bình thông qua tiến trình lắng nghe và thảo luận tích cực
  • Tăng khả năng gặt hái thành công trong mọi lĩnh vực, từ học tập, công việc đến đời sống

2. Các cấp độ lắng nghe điển hình khi giao tiếp

Trong mô hình giao tiếp hiện đại, các cấp độ lắng nghe điển hình nhất phải kể đến là: nghe phớt lờ, giả vờ nghe, nghe chọn lọc, nghe chăm chú và nghe thấu cảm. Trong đó, mỗi phân cấp lại bao hàm những biểu hiện tiêu biểu khác nhau. Cụ thể:

2.1 Nghe phớt lờ

Ở cấp độ nghe phớt lờ, người nghe gần như không nghe thấy những điều mà đối phương đang nói. Họ đơn giản là chỉ ngồi đó một cách lơ đễnh, hoàn toàn không có bất cứ biểu hiện nào cho thấy sự tập trung hay chăm chú vào câu chuyện. Kiểu lắng nghe sơ cấp này cho thấy người nghe rất thiếu sự tôn trọng đối với cả người nói lẫn chính bản thân mình.

cấp độ lắng nghe
Lắng nghe phớt lờ xảy ra khi người nghe không quan tâm đến cuộc đối thoại

2.2 Giả vờ nghe

Nâng tầm một chút, cấp độ giả vờ nghe diễn ra khi một người nào đó có suy nghĩ rằng những thứ mình đang nghe là không cần thiết hoặc không mấy quan trọng. Mặt khác, điều này còn biểu hiện thái độ không đồng tình (cho dù họ không trực tiếp nói ra). Dẫu vậy, họ vẫn phải chấp nhận ‘ngồi im chịu trận’ chỉ vì muốn tỏ ra lịch sự hoặc áp lực từ một nỗi sợ nào đó liên quan đến đối phương.

lắng nghe giả vờ
Lắng nghe giả vờ là trạng thái phổ biến khi trò chuyện

2.3 Nghe chọn lọc

Hiểu một cách đơn giản thì động thái lắng nghe chọn lọc có nghĩa là ta chỉ nghe và để tâm đến những thứ mình muốn nghe, thích nghe hoặc quan tâm đến. Bất kể cuộc trò chuyện kéo dài bao lâu thì ta cũng chỉ để tâm một vài điều nhất định, còn lại đều ‘bỏ ngoài tai’.

2.4 Nghe chăm chú

Sẽ không dễ để ai đó đạt đến mức độ thứ tư – tức nghe chăm chú nhằm tiếp nhận và lưu giữ những thông tin, thông điệp cụ thể vào trí óc. Nói cách khác, điều này đòi hỏi mỗi người phải thực sự để tâm cũng như tập trung toàn bộ sự chú ý vào khoảnh khắc mà cuộc đối thoại diễn ra.

lắng nghe chăm chú
Lắng nghe chăm chú đòi hỏi sự tập trung đáng kể

2.5 Nghe thấu cảm 

Nghe thấu cảm chính là cấp độ cao nhất của quá trình lắng nghe. Lúc này, người nghe sẽ đặt hết sự chân thành vào câu chuyện, không chỉ lắng nghe bằng đôi tai mà còn vận dụng cả trái tim để thấu hiểu đối phương một cách cặn kẽ nhất. Việc cố gắng đặt bản thân vào vị trí của đối phương sẽ giúp họ phần nào cảm nhận được những diễn biến tâm lý, suy nghĩ, tình cảm, năng lượng,… đang tồn tại ở người kia.

3. Một số rào cản ảnh hưởng đến quá trình lắng nghe

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân – cả khách quan lẫn chủ quan – ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình lắng nghe. Ví dụ như:

  • Tiếng ồn từ môi trường bên ngoài khiến người nghe không thể nghe rõ cũng như tiếp nhận đầy đủ thông tin
  • Không gian và thời gian giao tiếp không phù hợp (ở nơi đông người, giao tiếp khi đang bận công việc,…)
  • Điều kiện sức khỏe, thể trạng kém, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe và tiếp nhận thông tin
  • Khả năng tập trung và chú ý bẩm sinh thấp
  • Thiên kiến, định kiến đối với người nói hoặc suy nghĩ, ý kiến của họ
  • Người nghe có khả năng tư duy chậm nên không thể theo kịp những thông điệp, ý kiến, suy nghĩ của người nói
  • Quá tập trung vào việc nói ra suy nghĩ của mình nên không còn để tâm đến những gì người khác nói
  • Thiếu sự kiên nhẫn và tỉnh thức khi lắng nghe
những rào cản ảnh hưởng đến sự lắng nghe
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình lắng nghe

>>>Tìm hiểu thêm: Học cách im lặng – Tại sao và học như thế nào?

4. Làm sao để cải thiện khả năng lắng nghe?

Cải thiện khả năng lắng nghe là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và lý trí. Theo các nghiên cứu khoa học, 7 nguyên tắc giúp một người đi từ cấp độ 1 (lắng nghe phớt lờ) đến cấp 5 (lắng nghe thấu cảm) bao gồm:

  • Tập trung vào cuộc hội thoại: giao tiếp trong một không gian yên tĩnh, hạn chế trạng thái phân tâm do sử dụng điện thoại hoặc mải suy nghĩ về những thứ khác. Chỉ đơn giản là ta ngồi đó và hoàn toàn tập trung vào những lời đối phương đang nói
  • Không được ngắt lời đối phương: hãy tạo điều kiện để họ nói hết những suy nghĩ, quan điểm của mình. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng, vừa giúp ta tiếp nhận vấn đề một cách trọn vẹn nhất
  • Thấu hiểu khi lắng nghe: bên cạnh việc nghe những gì họ nói, ta cũng nên học cách thấu hiểu đối phương thông qua những cử chỉ, ngữ điệu hay ẩn ý trong lời nói
  • Không phán xét, không thiên kiến và không áp đặt, chỉnh sửa họ theo ý mình
  • Biết cách đặt câu hỏi đúng lúc, phù hợp với bối cảnh cũng như nội dung cuộc trò chuyện
  • Bộc lộ sự thấu hiểu và tương tác nhất định qua ngôn ngữ hình thể (gật đầu, nắm tay, xoa nhẹ lưng,…)
  • Đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân một cách nhẹ nhàng, từ tốn
quy tắc để cải thiện kỹ năng lắng nghe
Mọi người nên nắm vững 7 quy tắc giúp cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài các cấp độ lắng nghe điển hình trong mô hình giao tiếp. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định, đồng thời tiếp thêm động lực cho quá trình rèn luyện cũng như hoàn thiện kỹ năng quan trọng này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

>>>Xem thêm: 7 nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Đánh giá post