Từ những cánh rừng xanh bạt ngàn, đất nông nghiệp phì nhiêu đến đại dương bất tận – Sự sống và sự đa dạng của hệ sinh thái trên Trái Đất chính là nền tảng cho sự thịnh vượng và hạnh phúc loài người. Tuy nhiên, chúng ta đã và đang chứng kiến hệ sinh thái bị hủy hoại một cách đáng báo động.
Ngày Môi trường Thế giới được ra đời gắn liền với mong muốn quyết tâm của nhân loại trong hành trình bảo vệ môi trường, phát triển hài hòa cùng môi trường tự nhiên. Năm 2023 này, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã lựa chọn Chủ đề cho ngày Môi trường Thế giới là Ecosystem Restoration – Phục hồi Hệ sinh thái.
Nội Dung Chính
1. Trái Đất “oằn mình” cầu cứu
Hệ sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể, hữu cơ và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó sẽ gây ra hệ quả quan trọng. Hiện nay, Trái Đất – Ngôi nhà chung của gần 8 tỷ người sinh sống đang phải oằn mình gánh chịu hậu quả nặng nề do tình trạng biến đổi khí hậu… đang dần phá hủy hệ sinh thái hành tinh.
1.1. Băng ở hai cực tan ra….
Bắc Cực đang ấm dần lên với tốc độ nhanh gấp đôi những nơi khác ở trên hành tinh. Việc tiếp tục mất băng và tuyết bao phủ sẽ gây ra biến đổi lớn của nhiệt độ không khí do không còn băng để làm mát mặt đất.
Năm 2019, với tốc độ băng tan nhanh khoảng 11 tỷ tấn/ngày, những nhà khoa học sẽ lo ngại chẳng mấy chốc đảo quốc Bắc cực Greenland sẽ tan chảy ra hết. Mực nước biển có thể tăng lên 6.5m, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều vùng đất sẽ bị xóa sổ.
1.2. Đại dương đang dần chết chóc…
Trái đất là một hành tinh biển xanh với hơn 70% diện tích bề mặt là đại dương và nước. Vùng biển và đại dương có vai trò quan trọng trong cuộc sống, điều hòa khí hậu và tạo ra phần lớn lượng oxy mà con người ít thở.
Ngoài ra, chúng còn tạo nền tảng cho các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế biển như du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, theo nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Viện Vật lý khí quyển, nhiệt độ của đại dương vào năm 2019 cao hơn gần 0.1 độ C so với nhiệt độ trung bình của giai đoạn từ năm 1981 – 2010.
Theo tính toán của giới khoa học, đại dương hấp thu tới 90% nhiệt lượng nóng lên của Trái Đất. Do đó, nhiệt độ trong lòng đại dương đều tăng gấp bội so với mức tăng nhiệt ở trong bầu khí quyển Trái Đất.
Rất khó để quan sát bằng mắt thường, song “sự chết chóc” dưới lòng đại dương đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. San hô đang bị tẩy trắng do nước biển ấm chính là một trong những biến đổi khí hậu đem đến cho hệ sinh thái biển.
Kinh khủng hơn, môi trường biển và đại dương cũng đang bị “tấn công” bởi hàng triệu tấn rác thải nhựa. Gần 80% lượng nước thải trên thế giới bị xả thẳng ra môi trường biển khi chưa qua xử lý gây hại cho các loài sinh vật biển bao gồm chim biển, rùa và cua.
1.3. Thảm thực vật trên khắp hành tinh đang dần biến mất
Biến đổi khí hậu và lượng CO2 ngày càng tăng đang “thử thách” hệ sinh thái của chúng ta. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.
Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng là do môi trường sống của những loài động thực vật đang ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước ở trên đại dương ấm lên khiến cho nhiều loại sinh vật không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên.
Hồi đầu năm 2019, các nhà khoa học đã dựa vào tổng cộng 73 khảo sát trước đây về sự suy giảm số lượng côn trùng trên thế giới và đưa ra kết luận: Cứ mỗi năm, số lượng côn trùng sẽ lại giảm đi 2.5%. Đây thực sự là một con số đáng báo động, đe dọa nghiêm trọng đến hệ cân bằng sinh thái trên phạm vi toàn cầu.
2. Ngày Môi trường Thế giới là gì? Nhằm ngày nào?
Từ những năm 1960, khi các dấu hiệu suy thoái môi trường ngày càng gia tăng, con người đã bắt đầu ý thức được ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.
Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người và Môi trường được tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển đã diễn ra trong 2 ngày (5-6/6/1972). Tại cuộc họp, Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc cũng đã được thành lập. Nhân sự kiện này, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới là ngày 5 tháng 6 hàng năm.
Đến nay, Ngày Môi trường Thế giới 5/6 đã được tổ chức tại hơn 100 quốc gia ở trên thế giới. Tại Việt Nam, các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động được tổ chức từ năm 1982. Mục đích nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm 2023 này, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã lựa chọn Chủ đề ô nhiễm nhựa và các giải pháp tương ứng . Chính vì công năng có thể tái sử dụng nhiều lần khiến con người dần trở nên nghiện sử dụng các sản phẩm làm từ chất liệu này.
Hiện nay, sức khỏe Trái Đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lượng vi nhựa thải ra môi trường hàng năm đang ngày một tăng cao. Tuy nhiên chính phủ các nước cũng đang có những biện pháp mạnh mang tính hệ thống nhằm hạn chế tối đa vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa. Nhận thức là một chuyện nhưng đứng lên hành động
3. Phục hồi hệ sinh thái – cùng chung tay “giải cứu” Trái Đất
Năm nay, “Phục hồi hệ sinh thái” sẽ đánh dấu sự khởi động chính thức của Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc, đây là một nỗ lực kéo dài 10 năm để ngăn chặn và đảo ngược sự suy giảm của thế giới tự nhiên. Dưới đây là một số cách để hồi sinh chúng:
3.1. Phục hồi hệ sinh thái đất nông nghiệp
Việc sử dụng thâm canh quá mức dẫn đến xói mòn đất, dư thừa phân bón và thuốc trừ sâu đang làm cạn kiệt diện tích đất canh tác. Cách để khôi phục là giảm bớt đất canh tác, sử dụng nhiều phân bón tự nhiên và đa dạng hóa những loại cây trồng. Điều này sẽ có thể xây dựng lại kho dự trữ cacbon ở trong đất, giúp đất trở nên màu mỡ hơn.
3.2. Phục hồi hệ sinh thái rừng
Rừng là nơi “cư trú” của hơn 80% các loài lưỡng cư ở trên thế giới và hầu hết các loại chim, động vật có vú… Tuy nhiên, rừng bị thu hẹp nhằm lấy hết tài nguyên là căn nguyên của biến đổi khí hậu và các diễn biến thời tiết cực đoan.
Phục hồi hệ sinh thái rừng là trồng lại rừng, giảm áp lực lên rừng để cây cối mọc lại tự nhiên. Xem xét đánh giá lại cách con người đang trồng trọt và tiêu thụ lương thực cũng góp phần giảm áp lực lên rừng. Đất nông nghiệp bị thoái hóa và không sử dụng là nơi lý tưởng để trồng rừng.
3.3. Phục hồi hệ sinh thái biển và đại dương
Để phục hồi hệ sinh thái biển, Chính phủ cần có các chủ trương chính sách cho việc đánh bắt cá và khai thác nuôi trồng thủy hải sản bền vững hơn. Đồng thời có chính sách xử lý nước, chất thải và ngăn xả thải rác ở môi trường biển. Những rạn san hô, rừng ngập mặt và tảo biển cũng cần được quản lý cẩn thận, tích cực phục hồi để đại dương có thể tiếp tục hỗ trợ hàng tỷ sinh kế trên toàn cầu.
Thấu hiểu rằng mỗi hành động nhỏ đều góp phần bảo vệ, tái tạo môi trường, Tập đoàn Inoac Nhật Bản đã tâm huyết phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường. Và mỗi chiếc nệm Aeroflow INOAC Pride là một sản phẩm như vậy, đã có ít nhất 50 chai nhựa từ đại dương đã được thu gom và tái chế. INOAC không chỉ dành tặng bạn một giấc ngủ ngon chuẩn Nhật mà còn mong muốn chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường biển.
Mỗi hành động nhỏ như hạn chế xả thải rác vào môi trường, tái chế, trồng thêm cây xanh và sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường là bạn đã góp phần vào bảo vệ môi trường rồi đấy. Bạn đã sẵn sàng cùng Vua Nệm tham gia ngày Môi trường Thế giới và bước vào kỷ nguyên Phục hồi hệ sinh thái chưa? Để lại chia sẻ của bạn nhé!