Luật bóng rổ cơ bản và chi tiết cập nhật mới nhất 2024

CẬP NHẬT 06/08/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Bóng rổ là bộ môn thể thao được yêu thích hàng đầu trên thế giới,vừa rèn luyện sức khoẻ vừa giúp phát triển chiều cao tối ưu. Nếu bạn đang tìm hiểu về bộ môn này và gặp chút khó khăn trong việc nắm rõ luật bóng rổ cơ bản thì đọc ngay bài viết sau nhé. Vua Nệm sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về luật chơi của môn thể thao này một cách chi tiết và dễ hiểu nhất. 

1. Luật bóng rổ cơ bản

1.1. Cách tính điểm

Cách tính điểm trong luật bóng rổ như sau: Người chơi chỉ cần để bóng lọt vào rổ từ trên xuống sao cho bóng nằm trong vành hoặc dưới vành là được tính điểm. Cụ thể: 

Cách tính điểm trong luật bóng rổ
Cách tính điểm trong luật bóng rổ
  • Cú ném phạt được tính 1 điểm
  • Cú ném bóng vào rổ trong vòng tròn 6,25m được tính 2 điểm
  • Cú ném bóng vào rổ ngoài vòng tròn 6,25m được tính 3 điểm
  • Đội đối phương sẽ điểm tính thêm điểm nối đội đối thủ có pha ném bóng vào rổ của đội nhà. 

1.2. Nhảy tranh bóng

Là thời điểm trọng tài tung bong. Khi này, bóng sẽ được tung lên cao và được chạm bởi 1 trong 2 người khi bóng đạt đến độ cao lớn nhất. Nhảy tranh bóng diễn ra khi: 

  • Bắt đầu hiệp mới. 
  • Bóng mắc kẹt tại rổ.
  • 2 đội cùng phạm lỗi. 
  • Trọng tài ra quyết không đồng nhất. 
  • Khi nhiều người ở mỗi đội cùng giữ bóng. 

1.3. Ném biên

Ném biên được thực hiện khi xảy ra trường hợp bóng nằm ở ngoài sân qua vạch biên. Vị trí thực hiện ném biên là ở gần nơi phạm luật, không phát bóng biên ở vị trí sau bảng rổ. 

ném biên trong luật bóng rổ
Vị trí thực hiện ném biên là ở gần nơi phạm luật

1.4. Phòng thủ

Phòng thủ là tình huống khi bóng đã được ném chạm vào vòng rổ hoặc trong rổ và cầu thủ không được chạm vào bảng hay rổ. 

Ngoài ra, khi ném rổ, cầu thủ phòng thủ hay tấn công sẽ không được quyền chạm vào bóng khi bóng đang ở trên và trên đường bay xuống hoặc ngang vòng rổ. 

1.5. Ném phạt

Ném phạt diễn ra khi cầu thủ 1 đội gây ra tình huống phạm lỗi theo luật bóng rổ cơ bản. Khi này, người thực hiện ném phạt chính là người bị cầu thủ đối phương phạm lỗi và không được phép thay thế, trừ trường hợp chấn thương buộc rời sân. 

Những quy định trong ném phạt:

  • Đứng đúng vị trí ở giữa trong vòng tròn, sau đường ném phạt.
  • Bóng sẽ được ném trong vòng 5 giây kể từ thời điểm trọng tài trao bóng cho người ném.
  • Người chơi có quyền dùng mọi kỹ thuật ném rổ tại vị trí ném.

1.6. Dẫn bóng

Dẫn bóng trong luật bóng rổ
Dẫn bóng là trường hợp người chơi đã khống chế được bóng.

Dẫn bóng là trường hợp người chơi đã khống chế được bóng. Khi này, người chơi tiếp tục thực hiện các thao di chuyển bóng hợp lệ bằng động tác đập, hắt lăn lăn bóng đi sau đó bắt bóng lại. Đồng thời, chỉ được phép ném rổ hoặc chuyển bóng. Nếu còn tiếp tục dẫn bóng thì phạm luật hai lần dẫn bóng.

Các trường hợp phạm luật dẫn bóng là: 

  • Dùng 2 tay tiếp xúc bóng cùng 1 lúc. 
  • Hất bóng liên tục trên không khi đang thực hiện dẫn bóng bình thường.
  • Khi dẫn bóng mà ngửa tay đón bóng rồi mới tiếp tục dẫn bóng.

1.7. Luật chạy bước

Đây là 1 hành động di chuyển chân phạm luật khi mà trong bất kỳ hướng nào của 1 hoặc cả bàn chân vượt qua giới hạn được quy định khi người đó đang cầm bóng sống trên sân bóng rổ. 

Cụ thể luật quy định, chân trụ là chân khi 1 vận động viên cầm bóng sống trên sân, bước 1 bước hoặc nhiều hơn về bất cứ hướng nào với cùng một chân. Trong khi, chân còn lại phải được giữ ở điểm tiếp xúc với mặt sàn. 

Dựa trên quy định này, những trường hợp được xem là phạm luật khi:

  • Nhấc chân trụ lên trước khi bóng rời tay.
  • Chân trụ chạm lại mặt sân mà bóng chưa rời khỏi tay

Nếu phạm luật, trọng tài sẽ cho đối phương phát bóng gần ở nơi xảy ra phạm luật, không được phép phát biên ngay sau bảng rổ.

1.8. Thay người

thay người trong luật bóng rổ
Không giới hạn số lần thay người

Không giới hạn số lần thay người, có thể thay thế 1 hay nhiều cầu thủ trong lần thay người. Quá trình thay người sẽ diễn ra khi bóng chết hoặc đồng hồ thi đấu dừng.

Vận động viên nhận được quả bóng ném phạt sẽ phải thay người khác khi vi phạm, bị truất quyền tham gia hoặc gặp chấn thương không thể thi đấu tiếp. Đối với trường hợp bóng được giao cho cầu thủ chuẩn bị phát bóng biên hoặc ở vị trí cầu thủ chuẩn bị ném phạt thì không được phép thay người. 

2. Quy định của môn bóng rổ

2.1. Số người chơi

Số người chơi phụ thuộc vào từng thể thức thi đấu, thường sẽ là: 

  • Đối với bóng rổ thi đấu: 5 người/đội, 2 bảng rổ
  • Đối với bóng rổ đường phố: 3 người/đội, 1 bảng rổ. 

2.2. Sân thi đấu

Sân thi đấu bóng rổ
Sân thi đấu bóng rổ được quy định là 1 mặt phẳng cứng cáp, bằng phẳng hình chữ nhật

Sân thi đấu bóng rổ được quy định là 1 mặt phẳng cứng cáp, bằng phẳng hình chữ nhật, không có bất kỳ chướng ngại vật nào cần trở cuộc thi. Sân có kích thước chiều dài 28m, chiều rộng 15m, được chia làm 2 phần bằng nhau và đánh dấu bằng 1 đường kẻ ở giữa sân. 

Mỗi phần sân sẽ có 1 cung trong lớn, xung quanh cột rổ hay còn được gọi là vạch 3 điểm. 

Trong vạch 3 điểm là 1 hình thang cân, với nhiệm vụ làm ranh giới khi các cầu thủ ném phạt. Khu vực này còn được gọi là vòng tròn ném phạt. Tại đây, các cầu thủ có thể căn được vị trí ném phạt tốt nhất. 

2.3 Trang phục

Trang phục cho cầu thủ bóng rổ là áo thun ba lỗ, quần đùi. Trong đó, màu của phần phía trước và phía sau lưng phải giống nhau. Đồng thời, mỗi chiếc áo phải được in số rõ ràng cả trước lẫn sau áo. Số áo sau lưng cao ít nhất 20cm, số áo trước ngực cao ít nhất 10cm. Chiều rộng của số áo không được nhỏ hơn 2cm, thường sẽ sử dụng số áo từ số 4 đến số 15.

2.4 Thời gian thi đấu

1 trận bóng rổ gồm 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút. Khoảng thời nghỉ giữa hiệp 1 và 2, hiệp 3 và 4 là 2 phút. Riêng hiệp 2 và 3 sẽ là 15 phút. 

Nếu kết thúc 4 hiệp tỉ số hòa thì trận đấu sẽ tiếp tục bằng 1 hay nhiều hiệp phụ 5 phút để phân thắng thua. 

Trong 3 hiệp đầu và các hiệp phụ, mỗi đội sẽ được hội ý 1 lần mỗi hiệp. Riêng hiệp 4 hội ý 2 lần. Thời gian mỗi lần hội ý là 60 giây. 

2.5 Bắt đầu – Kết thúc trận đấu

1 trận đấu sẽ không diễn ra khi 1 đội không đạt đủ 5 người. 

1 hiệp đấu được bắt đầu khi có 1 cầu thủ chạm bóng đúng luật. 

Nếu cầu thủ gặp chấn thương thì trọng tài có thể thổi còi dừng trận đấu. 

Thời gian của hiệp đấu chính hoặc hiệp phụ sẽ đến giờ kết thúc khi có âm thanh báo hiệu kết thúc trận đấu vang lên trên sân.

3. Một số lỗi xử phạt trong bóng rổ

Lỗi xử phạt trong luật bóng rổ
Lỗi xử phạt trong luật bóng rổ
  • Lỗi va chạm: Lỗi khi 1 cầu thủ va chạm đối phương kể cả khi có bóng hoặc không có bóng, bóng sống hay bóng chết, ví dụ như xô đẩy, nắm giữ, đánh tay, chặn người,..
  • Lỗi phản tinh thần thể thao: Lỗi cầu thủ cố ý gây phạm lỗi với đối phương. Khi 1 cầu thủ tái phạm lỗi phản tinh thần thể thao sẽ bị trục xuất khỏi trận đấu. 
  • Lỗi hai bên: Là trường hợp 2 cầu thủ cùng phạm lỗi va chạm vào nhau gần như cùng 1 thời điểm.
  • Lỗi trục xuất: Đây là 1 lỗi nặng, được xem như 1 hành động phản tinh thần thể thao một cách trắng trợn. 
  • Lỗi xử thua: Trọng tài xử thua 1 đội bóng trong các trường hợp như: 

Đội bóng không có mặt đủ, cụ thể là có mặt không đến 5 thành viên sau khi trận đấu diễn ra được 15 phút. 

Đội bóng có hành động phi thể thao, cản trở trận đấu. 

Lỗi thái độ trước các quyết định của trọng tài. 

Đội không thi đấu sau khi trọng tài yêu cầu bắt đầu vào trận bóng. 

Đội bóng có số lượng ít hơn 2 người so với đội đối thủ thì cũng bị xử thua. 

XEM THÊM:

Trên đây là tất cả thông tin liên quan tới luật bóng rổ cơ bản và chi tiết. Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn nắm các thông tin cần thiết về luật chơi của bộ môn thể thao này rồi nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.