Bạn đã biết: Ý nghĩa của các loại lồng đèn Trung thu truyền thống chưa?

CẬP NHẬT 07/09/2022 | Bài viết bởi: Dương Dương

Từ lâu, hình ảnh tết Trung thu đã luôn gắn liền với chiếc lồng đèn nhiều màu sắc cùng kiểu dáng khác nhau. Và kể cả khi cuộc sống đã thay đổi từng ngày và dù có nhiều loại đồ chơi đắt tiền… song chiếc lồng đèn Trung thu vẫn luôn được nâng niu và gìn giữ mỗi khi rằm tháng 8 về. Vậy ý của các loại lồng đèn là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!

Tìm hiểu ý nghĩa các loại đèn lồng Trung thu
Tìm hiểu ý nghĩa các loại lồng đèn Trung thu

1. Lồng đèn Trung thu trong tâm thức người dân Việt

“Tết trung thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm”

Đúng vậy! Đây là những câu hát đi đã đi cùng năm tháng tuổi thơ của mỗi người. Hình ảnh chiếc lồng đèn rực rỡ màu sắc với đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau trở thành niềm khát vọng của trẻ em mỗi độ Trung thu về. Chúng mang ý nghĩa biểu trưng gắn liền với sự tỏa sáng, lung linh và luôn hướng đến những điều tốt đẹp của người dân.

Đèn lồng Trung thu là món quả mơ ước của trẻ nhỏ
Lồng đèn Trung thu là món quả mơ ước của trẻ nhỏ

Đừng bỏ lỡ tìm hiểu: Tết Trung thu năm 2022 là ngày nào? Quà tặng ý nghĩa trong dịp tết Trung thu

2. Ý nghĩa của các loại lồng đèn Trung thu

2.1. Ý nghĩa lồng đèn hình ông sao

Đèn lồng ông sao là loại phổ biến nhất đối với người Việt Nam trong dịp rằm tháng Tám này. Chúng ta không khó để bắt gặp những chiếc lồng đèn đủ màu sắc với hình dáng ngôi sao năm cánh được bao bọc bởi một vòng tròn và bày bán ở hầu hết các cửa hàng.

Đèn lồng ông sao có cách tạo khá đơn giản, ban đầu được làm từ loại giấy nilon ngũ sắc về sau này, các nghệ nhân đã trang trí thêm hoạ tiết, dây kim tuyến đủ màu trông bắt mắt và hợp thời hơn.

Tìm hiểu ý nghĩa của đèn lồng ông sao
Tìm hiểu ý nghĩa của đèn lồng ông sao

Theo đó, hình ảnh ngôi sao 5 cánh bao bọc trong vòng tròn tượng trưng cho ngũ hành âm dương phong thuỷ. Chiếc lồng đèn là tượng trưng cho sự cân bằng, hài hoà của các mối quan hệ Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ ở trong đời sống, giữa người với người và giữa người với thiên nhiên vạn vật.

Sẽ thật ý nghĩa khi bạn tự tay làm chiếc đèn ông sao trong dịp Trung thu này, hãy theo dõi cách làm lồng đèn rất đơn giản, đó là:

Dụng cụ làm lồng đèn ông sao:

  • 10 thanh tre vót dẹp, mỏng, dài khoảng 50cm/thanh (độ dài cần đều nhau)
  • 5 thanh tre dẹp dài 8 cm/thanh
  • Hồ dán
  • Giấy kiếng màu bé yêu thích
  • Kéo, kềm, dây kẽm mỏng
Cách làm đèn lồng ông sao rất đơn giản
Cách làm đèn lồng ông sao rất đơn giản

Các bước làm lồng đèn ông sao:

Bước 1: Tạo khung hình ông sao

Đầu tiên, hãy nối 10 thanh tre dài đã chuẩn bị thành 2 hình ông sao 5 cánh, sau đó cố định đầu nối bằng dây kẽm cho chắc chắn.

Sau đó, dùng những đoạn tre ngắn chống vào điểm giao nhau tạo thành hình ngũ giác ở giữa 2 ngôi sao để tạo khung xương hoàn chỉnh cho lồng đèn. Bạn cần cố định chắc chắn các cây chống này để chúng không xê dịch khi dán giấy kiếng lên.

Bước 2: Dán giấy kiếng cho lồng đèn

Trước tiên, bôi hồ dán lên 2 mặt chính của ngôi sao (thực hiện từng mặt 1). Bạn hãy cắt giấy kiếng to hơn phần cánh tam giác ngôi sao, rồi dán đè lên phần keo đã bôi trước đó. Khi keo khô hãy cất bỏ phần giấy thừa.

Bạn hãy thực hiện lần lượt với ô trống còn lại của khung đèn, chừa lại 2 ô đáy cùng 2 ô ở bên trên để châm đèn cầy và giúp thông khí.

Bước 3: Trang trí cho lồng đèn ngôi sao thêm sinh động

Tuỳ thuộc vào sở thích mà bạn sẽ trang trí các hoạ tiết, hoa văn đa dạng màu sắc cho lồng đèn trở nên bắt mắt và sinh động hơn.

Thành phẩm là chiếc đèn lồng Trung thu rực rỡ sắc màu
Thành phẩm là chiếc đèn lồng Trung thu rực rỡ sắc màu

2.2. Hình ảnh lồng đèn cá chép

Đèn cá chép là một trong lồng đèn truyền thống, mang ý nghĩa đối với trẻ em. Hình ảnh này không chỉ gắn liền với truyền thuyết thời xa xưa mà còn hiện diện trong đời sống của người dân Việt từ bao đời này.

Cá chép xuất hiện trong truyền thuyết vượt vũ môn để hóa rồng, đây là phương tiện đưa ông Táo về chầu vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Do đó, ý nghĩa của đèn Trung thu hình cá chép là sự biểu tượng cố gắng không ngừng và vươn lên vượt khó trong mọi nghịch cảnh. Bên cạnh đó, lồng đèn cá chép còn trang trí rất lung linh và lộng lẫy với giấy nilon đỏ cùng đa dạng hoạ tiết khác nhau.

Đèn lồng cá chép
Đèn lồng cá chép rất được yêu thích

Dụng cụ để làm lồng đèn cá chép là:

  • 1 Bìa cứng (hoặc lõi giấy hình trụ)
  • 4 – 5 tờ giấy màu
  • Que gỗ, dây chỉ trắng, keo dán và kéo cắt giấy

Bước 1: Làm thân và dây treo lồng đèn

Đầu tiên, sử dụng bìa cứng cuộn tròn lại thành ống hình trụ có độ dài tầm 10 đến 20cm tuỳ thuộc vào sở thích. Sau đó khoét 2 lỗ nhỏ trên thân lồng đèn sao cho có thể luồn sợi chỉ làm dây treo, rồi buộc 2 đầu dây cố định vào que gỗ.

Bước 2: Tạo hình Cá chép cho lồng đèn

Giấy màu hãy cắt nhỏ thành nửa hình tròn và có thể sáng tạo lựa chọn màu sắc theo sở thích của bé. Sau khi cắt nhỏ thành mẫu giấy giống nhau, bạn lần lượt bôi keo dán theo vòng tròn xung quanh lõi giấy, tạo thành vảy cá.

Tiếp theo, bạn sử dụng 2 tờ giấy màu trắng và đen để cắt thành 4 hình tròn, hình tròn màu đen có kích thước nhỏ hơn màu trắng và dán chúng chồng lên nhau để tạo thành đôi mắt cá. Khi đã hoàn thành mắt ca, hãy dán chúng lên thân của lồng đèn.

Bước 3: Làm đuôi Cá chép

Sau khi hoàn thành phần thân, cuối cùng, bạn cắt giấy màu tạo thành mẩu giấy mỏng, dài (có độ dài vừa phải). Sau đó dán chúng xung quanh phần thân tạo thành chiếc đuôi xinh xắn. Lưu ý rằng, bạn nên dán vào phía bên trong lõi giấy để không bị lộ phần đuôi, bạn nhé!

Sau khi đã hoàn thành xong, bạn sẽ có một chiếc lồng đèn hình cá chép vô cùng đáng yêu.

Đèn lồng hình cá chép mang ý nghĩa sâu sắc
Đèn lồng hình cá chép mang ý nghĩa sâu sắc

Bên cạnh lồng đèn ông sao và lồng đèn cá chép, các loại lồng đèn Trung thu sau đây cũng rất được ưa chuộng. Hãy đọc thêm!

2.3. Lồng đèn kéo quân

Chiếc lồng đèn kéo quân có nguồn gốc từ Trung Hoa và gắn liền với ý nghiệm tưởng nhớ đến vị vua Dục Đức, ngài là người vừa tài giỏi mưu lược, lại còn giàu lòng hiếu nghĩa trong xã hội lúc bấy giờ.

Loại lồng đèn này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo, giàu tình thương của những người con dành cho ông bà và cha mẹ.

Ý nghĩa đèn lồng kéo quân
Ý nghĩa đèn lồng kéo quân

2.4. Lồng đèn tròn

Ở nước ta, lồng đèn tròn là loại thường bán suốt cả năm và không chỉ phục vụ cho hoạt động trong dịp Trung thu mà còn dùng để trang trí trong nhà. Với hình dáng tròn và lấp lánh bởi ánh nến phát ra từ bên trong, người ta cho rằng đây là biểu tượng cho mặt trời vào ngày rằm tháng tám, vừa tròn vừa sáng rực. Theo nghĩa bóng, lồng đèn hình tròn thể hiện sự tôn vinh nét đẹp dịu dàng của thiên nhiên (ánh trăng) cùng ước nguyện cảm tạ trời đất đã cho mùa màng bội thu.

Đèn lồng hình tròn
Đèn lồng hình tròn tượng trưng cho ánh trăng mùa thu tròn vành vạch

2.5. Lồng đèn Trung thu con cóc

Hình ảnh con cóc đã xuất hiện rất nhiều trong những câu ca dao, tục ngữ và cuộc sống của người Việt. Khi nhắc đến con vật này, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự văn minh và cầu mong mưa thuận gió hoà đã có nguồn gốc từ xa xưa.

Mỗi độ Trung thu về, người dân sẽ tự tay làm những chiếc lồng đèn lớn nhỏ với hình thù con cóc khác nhau. Họ mong mỏi cho một năm thời tiết thuận lợi, cho một mùa bội thu. Hơn nữa thế, hình ảnh con cóc còn hướng người ta đến suy nghĩ tích cực, sự thịnh vượng và may mắn luôn tới.

Lồng đèn Trung thu
Lồng đèn Trung thu vẫn luôn được trân trọng qua mọi thăng trầm của thời đại

Mời bạn đọc thêm: Tết trung thu: nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu hết ý nghĩa của các loại lồng đèn Trung thu rồi phải không? Hãy tìm cho mình một chiếc lồng đèn yêu thích và tự tay làm nào thôi nào. Chỉ với vật liệu đơn giản, bạn đã có thể làm ra chiếc lồng đèn cho mình và tặng cho người thân yêu.

Đánh giá post