Trong những năm gần đây, cụm từ Wibu đã trở nên rầm rộ bên cạnh từ Otaku. Vậy bạn đã biết Wibu là gì? Wibu có điểm gì khác so với Otaku chưa? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị ở ngay dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Otaku là gì?
Trước khi tìm hiểu Wibu là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Otaku là gì trước nào! Đây là thuật ngữ sử dụng để ám chỉ những người Nhật Bản phát cuồng với thế giới anime/manga, họ là những người có niềm đam mê cuồng nhiệt và họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm, đồ chơi có hình tượng nhân vật mình yêu thích.
Thông thường, những Otaku sẽ chỉ quan tâm đến đam mê và sở thích của mình mà không gây ảnh hưởng đến người xung quanh, dĩ nhiên rằng họ cũng tự hào khi bản thân là một Otaku. Dù vậy ở đất nước Mặt Trời Mọc, Otaku được xem là từ ngữ tiêu cực và bị kỳ thị bởi những người xung quanh. Trong khi đó, Otaku ở những nước Việt Nam hay Mỹ, Anh chỉ đơn thuần là những người hâm mộ, yêu thích vừa phải với văn hóa Nhật Bản. Có thể nói khái niệm này ở các quốc gia khác đã có phần dễ thở hơn.
2. Wibu là gì?
Trên thực tế, giống như Otaku, Wibu cũng dùng để ám chỉ những người yêu thích anime/manga. Dù vậy hai thuật ngữ này cũng có những điểm khác nhau. Khi Otaku chỉ những người Nhật có niềm đam mê bởi anime và manga của chính họ còn Wibu là từ ngữ dùng để ám chỉ người phương Tây (không phải là người Nhật) nhưng phát cuồng về thế giới anime/manga cũng như văn hoá của xứ sở Hoa anh đào.
Đối với những người phương Tây, những người bị gọi là Wibu khi họ thể hiện thái quá với những việc liên quan đến sở thích của mình, có những hành động được xem là phát cuồng và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, giống như việc tôn thờ văn hoá Nhật Bản quá mức sẵn sàng gây chiến với ý kiến trái chiều với mình.
Về đến Việt Nam, Wibu được sử dụng theo một ý nghĩa tiêu cực hơn. Người Việt sẽ sử dụng từ ngữ này để phân biệt, kỳ thị, sỉ nhục người có niềm đam mê quá mức với văn hóa Nhật Bản, hay có hành động quá khích, nói chuyện sẽ pha lẫn thêm tiếng Nhật và có những việc làm “bắt chước” nhân vật trong bộ Anime/Manga mà mình yêu thích.
>>>Tìm hiểu ngay: Top 25 phim Anime hay nhất trong lịch sử
3. Wibu có nguồn gốc từ đâu?
Wibu là một từ được người Việt sáng tạo dựa vào gốc của từ phương Tây là Weeaboo và tiền thân của từ ngữ này là Wapanese. Wapanese là một thuật ngữ thường xuất hiện ở quốc gia phương Tây vào những năm đầu thế kỷ 21 và phổ biến rộng rãi trên Internet vào những năm 2005.
Wapanese được rút ngắn từ cụm từ white Japanese (Nhật da trắng) hoặc wannabe Japanese (kẻ học đòi người Nhật). Từ ngữ này dùng để ám chỉ người bị ám ảnh bởi văn hóa Nhật Bản như anime/manga. Thực tế cho thấy, từ ngữ này không phải là cụm từ có hàm ý xấu, kỳ thị một ai cả. đơn giản là dùng để chỉ nhóm người bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá nước khác.
Tuy nhiên, Wapanese lại gây ra nhiều tranh cãi ở trên diễn đàn Otaku 4chan đến mức Admin đã phải tìm một từ ngữ khác mang ít sắc thái miệt thị hơn. Do đó họ đã chọn đại một từ được cắt nghĩa trong bộ truyện tranh đang nổi thời đó là The Perry Bible Fellowship với từ Weeaboo, sau đó được người Việt gọi tắt thành Wibu. Sau này, Wibu nhanh chóng thay thế cho Wapanese với mục đích là kỳ thị những người bị ám ảnh quá mức văn hóa Nhật Bản cũng như các fan cứng của Anime/Manga.
>>>Tìm hiểu thêm: Nghệ thuật trà đạo – Nét tinh hoa độc đáo của người Nhật Bản
4. So sánh sự khác nhau giữa Wibu và Otaku
Đọc đến đây bạn đã hiểu Otaku và Wibu là gì nhưng bạn vẫn cảm thấy mông lung về hai khái niệm thì cũng đừng quá lo lắng. Ở ngay dưới đây là những so sánh cơ bản về sự khác nhau giữa Wibu và Otaku để bạn dễ dàng phân biệt:
4.1. Otaku
- Những Otaku là người có tình yêu với manga, anime ở mức độ vừa phải, không phát cuồng như Wibu.
- Họ sẵn sàng có những bàn luận cởi mở về manga và anime.
- Họ hiểu và chấp nhận rằng sẽ có những người không thích Anime, Manga và họ tôn trọng điều đó.
- Không chèn thêm những từ tiếng Nhật trong khi nói chuyện.
4.2. Wibu
- Những Wibu cho rằng Manga/Anime là số một, xem thường những thể loại truyền thông phương tiện khác, đặc biệt là hoạt hình phương Tây.
- Họ tôn sùng và luôn nghĩ Nhật Bản chính là quốc gia hoàn hảo, là “vùng đất hứa” và mọi người đều yêu thích Manga/Anime.
- Các Wibu thường thêm những từ tiếng Nhật vào trong giao tiếp, điển hình như “desu” ở cuối câu, nói “kawaii” thay vì dễ thương, “neko’ thay vì “mèo”.
- Muốn trở thành người Nhật Bản và chối bỏ nguồn gốc của bản thân mình.
- Sẵn sàng làm phiền người khác vì sở thích cá nhân của mình.
>>>Tìm hiểu ngay: Top 25 phim Anime hay nhất trong lịch sử
5. Dấu hiệu nhận biết một Wibu
5.1. Đam mê với phim truyện của Nhật Bản
Những Wibu ham mê phim Nhật Bản đặc biệt là phim Manga hay Anime có thể “cày” phim, truyện từ tập này đến tập khác, không nỡ rời mắt hoặc tranh thủ từng giây từng phút để có thể được xem phim, đọc truyện.
5.2. “Bắt chước” nhân vật giống ở trong phim, truyện Nhật
Những người này thường tưởng tượng cuộc sống của mình đang ở trong một thế giới phim và họ hành động như những nhân vật trong đó, “cosplay” quá đà ở trong cuộc sống hàng ngày.
5.3. Sử dụng tiếng Nhật một cách bừa bãi
Khi giao tiếp với bạn bè người Việt, những Wibu thường chêm thêm vài từ ngữ tiếng Nhật khiến cho đối phương có thể không hiểu họ nói gì và cảm thấy cực kỳ khó chịu.
5.4. Bênh vực phim Nhật thái quá
Những Wibu luôn khăng khăng và bênh vực những bộ phim mà họ yêu thích một cách thái quá, sẵn sàng chê bai những bộ phim của quốc gia khác, nhất là thể loại hoạt hình của các quốc gia phương Tây.
5.4. Tỏ ra hiểu biết về văn hóa Nhật Bản
Có những người chẳng hiểu một chút nào về đất nước Nhật Bản nhưng luôn tỏ ra mình là người đã sống ở đó, Wibu thích thể hiện mình là một người am hiểu và có tình yêu điên cuồng với Nhật Bản.
Có thể nói, việc yêu thích văn hoá của đất nước nào không hề xấu, dù vậy, việc thể hiện quá độ đã khiến nhiều người kỳ thị Wibu, đa phần những Wibu thường thuộc tầng lớp trẻ tuổi, còn có những suy nghĩ, hành động chưa chín chắn, gây khó chịu cho người khác.
6. Làm thế nào để không trở thành một Wibu?
Từ những nguyên nhân làm cho Wibu bị kỳ thị kể trên, chúng ta cũng có thể rút ra được cách tránh việc biến bản thân trở thành một Wibu.
6.1. Ngưng “thần thánh hoá” Nhật Bản
Hãy ngừng tôn vinh Nhật Bản một cách thái quá, chỉ nên sử dụng ngôn ngữ quốc gia này đúng hoàn cảnh như khi nói chuyện với người có cùng niềm đam mê và sở thích. Đồng thời nên hạn chế việc hành động “lố bịch” để bắt chước nhân vật trong phim truyện Nhật Bản.
6.2. Tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản
Nếu thực sự yêu thích Nhật Bản, bạn nên dành thời gian để học tập, tìm hiểu để thấy được những điều hay, nét đẹp và cả những hạn chế trong văn hoá đất nước này. Điều này sẽ giúp bạn có góc nhìn khách quan hơn chứ không phải tình yêu điên cuồng như một Wibu thích thể hiện.
Trên đây là những thông tin hữu ích về Wibu là gì mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hơn nữa, những người thuộc nhóm này thường mang ý nghĩa là miệt thị, phân biệt, do đó khi sử dụng thuật ngữ này bạn cũng nên xem thật kỹ lưỡng. Chúc bạn có giây phút thư giãn thật tuyệt!
>>>Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc: Tokyo có phải thủ đô của Nhật Bản không?