Tình yêu - Gia đình

Vô tình là gì? Những biểu hiện và hậu quả của lối sống vô tình trong thời đại ngày nay

CẬP NHẬT 27/06/2023 | BỞI Minh Anh

Trong cuộc sống hiện đại, con người rất dễ gây tổn thương hay phương hại đến nhau bằng nhiều cách. Một trong số đó là lối sống vô tình, không biết trước sau. Vậy thực chất vô tình là gì? Vô tình có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng các mối quan hệ? Mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa vô tình là gì?

Trước khi đi sâu vào phân tích, đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được vô tình là gì. Theo định nghĩa của từ điển mở Wiktionary, có hai cách để xác định ý nghĩa của từ này, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và tình huống cụ thể. 

– Vô tình tức là không có tình nghĩa. Hay nói cách khác, một người có lối sống vô tình sẽ không có cảm xúc, tình cảm và cả lòng trắc ẩn khi đứng trước những vấn đề của người khác. Bên cạnh đó, họ còn có thể bộc lộ thái độ thờ ơ, bàng quan, dè bỉu, thậm chí là mặc kệ những người đã từng giúp đỡ mình

– Vô tình còn mang nghĩa là không chủ ý. Nghĩa này thường được dùng trong trường hợp ai đó vô ý thực hiện một việc làm hay hành vi nào đó mà không có chủ đích, hoặc không ý thức được tác động mà nó có thể mang lại

vô tình là gì
Có 2 cách giải thích ý nghĩa của từ vô tình

Trên thực tế thì khi nói đến từ vô tình, nghĩa đầu tiên thường được sử dụng phổ biến hơn cả. Nhất là khi xã hội hiện đại ngày càng quan tâm hơn đến việc xây dựng những kết nối bền chặt giữa người với người, đồng nghĩa với việc những kẻ vô tình càng bị lên án nhiều hơn bao giờ hết.

2. Biểu hiện của lối sống vô tình

Trong đời sống hàng ngày, vô tình có thể được biểu hiện bằng rất nhiều cách thức, phổ biến nhất là thông qua lời nói hoặc hành động. Nhìn chung, những người có lối sống vô tình thường có những hành vi, cử chỉ và thái độ tiêu biểu như sau:

2.1 Luôn tỏ thái độ khó chịu, không muốn quan tâm hay kết nối với người khác

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên chứng tỏ một người nào đó có lối sống vô tình chính là việc họ thường xuyên tỏ thái độ cau có, khó chịu, không muốn nói chuyện hay kết nối với ai. Đối với nhóm người này, sự quan tâm giữa người với người dường như là một điều gì đó không tồn tại và không đáng để chú ý.

Bên cạnh việc né tránh những tiếp xúc thông thường, họ còn từ chối các cuộc đối thoại mang tính xây dựng. Nếu bắt buộc phải tham gia, kẻ vô tình sẽ sử dụng những ngôn từ thiếu phù hợp, không đúng với chuẩn mực lịch và có thể mang hàm ý phán xét, xúc phạm người khác.

biểu hiện của lối sống vô tình
Người vô tình thường không muốn kết nối với người khác

2.2 Giữ thái độ bàng quan, lạnh nhạt và né tránh khi thấy người xung quanh gặp chuyện

Khi đứng trước tình thế khó khăn mà người khác gặp phải, những người có lối sống vô tình sẽ bày tỏ một thái độ lạnh nhạt, không quan tâm và né tránh hết mức có thể. Không chỉ ngó lơ người lạ, họ còn có thể mặc kệ cả những người quen biết hay từng giúp đỡ, bên cạnh mình. Nhóm người này thường có lối sống ích kỷ, chỉ biết đến bản thân và chẳng màng đến bất kỳ ai khác.

‘Thấy chết không cứu’ là một biểu hiện rõ ràng nhất của lối sống vô tình
‘Thấy chết không cứu’ là một biểu hiện rõ ràng nhất của lối sống vô tình

2.3 Khinh thường, miệt thị người khác

Những kẻ vô tình thường cho rằng mình ở một ‘đẳng cấp’ khác biệt hoàn toàn so với những người bên cạnh. Hay nói cách khác, ngoài bản thân mình ra thì không gì xứng đáng để họ quan tâm. Do đó, thay vì đồng cảm với người khác, những người này dễ bày tỏ thái độ không đúng mực hoặc sử dụng lời nói khiếm nhã để khinh thường, miệt thị người khác. Họ tự cho mình ‘quyền lực’ vượt trội khi đứng trước những người yếu thế hơn, ví dụ như người nghèo, người vô gia cư hoặc bị mắc bệnh xã hội, truyền nhiễm,…

2.4 Cắt đứt kết nối và liên lạc với người khác mà không có lý do cụ thể

Vì không hiểu được sự quan trọng của việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ (trên cơ sở tình cảm) nên những người vô tình rất dễ dàng cắt đứt liên lạc với người khác mà không có bất cứ lý do cụ thể nào. Họ có thể làm điều đó với bất cứ ai, mặc kệ đối phương cảm thấy như thế nào hay có tổn thương vì hành động của mình hay không. Điều này sẽ khiến người còn lại phải chịu đựng tổn thất đáng kể về tinh thần, thậm chí là cả tiền tài, vật chất.

Người vô tình không trân trọng và dễ dàng cắt đứt các mối quan hệ xã hội
Người vô tình không trân trọng và dễ dàng cắt đứt các mối quan hệ xã hội

3. Hậu quả của lối sống vô tình

Ngày nay, lối sống vô tình đã trở thành một vấn nạn nhức nhối, làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội và lung lay niềm tin của con người với nhau. Một số hậu quả những kẻ vô tình thường gặp phải chính là:

– Khó phát triển nhân cách toàn diện và đạt được thành công trong cuộc sống: những người vô tình thường bị khuyết thiếu một khía cạnh nào đó trong đời sống tình cảm, không thể cảm nhận và biểu lộ đầy đủ các trạng thái cảm xúc cũng như tiếp nhận – chia sẻ với người khác. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến họ khó lòng đạt được thành công, nhất là đối với những lĩnh vực và ngành nghề đòi hỏi sự gắn kết giữa người với người

hậu quả lối sống vô tình
Lối sống vô tình khiến ta trở nên cô độc và khó đạt được thành công

– Đời sống cô độc, không có người đồng hành, sẻ chia và giúp đỡ: là một người vô tình đồng nghĩa với việc sẽ không có ai bên cạnh, không có người đồng hành và kề bên cả những lúc buồn đau hay hạnh phúc. Điều này sẽ tạo nên một đời sông biệt lập, cô độc, từ đó dễ dẫn đến những căn bệnh tâm lý cũng như thể chất nguy hiểm

– Làm tổn thương người khác (khó xây dựng mối quan hệ lành mạnh): do đặc trưng tính cách nên những người vô tình thường xuyên làm tổn thương người khác thông qua việc biểu hiện thái độ, cảm xúc và lời nói. Cách sống này sẽ đẩy những người khác ra xa, dẫn đến khó thiết lập cũng như duy trì các mối quan hệ lành mạnh.

>>>Đọc thêm: Chân thành là gì? Chân thành có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống?

4. Cách ‘thiết lập ranh giới’ với những người có lối sống vô tình

Sau khi hiểu đúng khái niệm vô tình là gì, bước theo ta cần làm đó là tìm ra những ‘giải pháp’ để giảm thiểu tác động, đồng thời thiết lập ranh giới an toàn đối với người nhóm người nói trên. Một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

– Ngắt kết nối với những người có lối sống vô tình đang tác động tiêu cực đến bạn: để đối phó với những kẻ vô tình đòi hỏi một quyết tâm rất lớn. Sau quá trình nhận diện, bạn nên tìm cách ngắt kết nối hoàn toàn (hoặc giảm mức độ. tần suất tiếp xúc xuống mức tối thiểu). Đây cũng chính là bước đầu tiên để bản thanh lọc lại cuộc sống, sắp xếp lại các mối quan hệ cũng như đưa ra đánh giá phù hợp và chuẩn bị cho bước tiếp theo

– Tập trung vào đời sống cá nhân: sau khi loại bỏ những đối tượng vô tình độc hại ra khỏi vòng tròn xã hội, hãy tập trung vào việc xây dựng và kiến thiết đời sống cá nhân của bạn. Bạn có thể bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, ví dụ như rèn luyện một thói quen mới, một sở thích mới hoặc chỉ đơn giản là phát triển bản thân dựa trên nền tảng hiện tại. Việc dồn sự chú ý vào bản thân sẽ giúp bạn không còn để ý hay quan tâm đến người khác nữa

Hãy tập trung vào bản thân và xây dựng những kết nối lành mạnh
Hãy tập trung vào bản thân và xây dựng những kết nối lành mạnh

– Thiết lập các mối quan hệ lành mạnh với những người xung quanh: trên thực tế, không ai có thể tồn tại một mình trên đời. Cuộc sống của chúng ta vốn là một vòng tròn đầy liên kết, trong đó mỗi người lại đóng một vai trò khác nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến những phần tử còn lại. Do đó, đừng ngại bước ra khỏi vùng an toàn và thiết lập các mối quan hệ lành mạnh mà bạn luôn mong muốn, kể cả khi bạn từng bị tổn thương sâu sắc bởi những kẻ vô tình nào đó

Có thể nói, vô tình chính là ‘thủ phạm’ đã phá vỡ rất nhiều mối quan hệ, khiến đời sống của con người trở nên cô độc và không còn ý nghĩa. Hi vọng rằng bài viết này của Vua Nệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm vô tình là gì, qua đó nhận ra những biểu hiện, hậu quả cũng như cách để ‘đối phó’ với nhóm người này. Đừng để lối sống vô tình trở thành rào cản khiến chúng ta ngày càng xa nhau bạn nhé!

>>>Tìm hiểu:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh