“Toàn tính là gì?” là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Bởi lẽ, “toàn tính” là khuynh hướng vẫn còn tương đối mới mẻ và ít khi được đề cập đến. Nếu bạn đọc vẫn còn băn khoăn về chủ đề này, hãy cùng Vua Nệm giải mã trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Toàn tính là gì?
Hiện nay, nhiều người trên thế giới đã thừa nhận bản dạng giới của mình, không ngoại trừ những người nổi tiếng. Trong đó, một số người công khai bản thân là người toàn tính luyến ái. Vậy, toàn tính là gì?
Khác với “bixesuality” (song tính), toàn tính còn được gọi với tên tiếng Anh là “pansexuality”. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng một người yêu được bất kỳ ai, dù là giới tính hay bản dạng giới nào. Họ có thể yêu được nam, nữ hay thậm chí là người song tính.
Nhiều người vẫn nói một cách bông đùa rằng toàn tính chính là “mù giới tính”. Bởi lẽ đối với họ, tình cảm dựa trên thước đo tình yêu chứ không hẳn là sự phù hợp về giới tính.
Có thể phân loại các kiểu người vô tình căn cứ vào sự hấp dẫn về mặt tình cảm, chẳng hạn như:
- Vô tính vô tính: không bị ai thu hút về mặt tình cảm.
- Song tính vô tính: Bị cả nam lẫn nữ thu hút về mặt tình cảm.
- Dị tính vô tính: Bị người khác giới thu hút về mặt tình cảm.
- Đồng tính vô tính: Bị người cùng giới thu hút về mặt tình cảm.
- Toàn tính vô tính: Bị hấp dẫn bởi bất cứ ai, không phân biệt giới tình (khác giới, cùng giới, không rõ giới tính,…)
2. Xu hướng tình cảm của người toàn tính
Khái niệm toàn tính là gì cũng như xu hướng tình dục của người toàn tính luôn là chủ đề được nhiều người đặc biệt quan tâm. Thực tế, nhiều người toàn tính đã tự nhận rằng họ dễ bị thu hút bởi ngoại hình, tính cách của một người nào đó. Và tất nhiên, giới tính của đối phương không là điều khiến họ bận tâm đến khi yêu.
Thế nhưng, những người toàn tính thường phủ nhận mối quan hệ của họ với người khác giới nào đó. Điều này đồng nghĩa với việc họ từ chối mình thuộc 1 trong 2 nguyên dạng giới. Trường hợp nếu họ trong mối quan hệ với người đồng giới thì cũng không thể kết luận họ thuộc nhóm đồng tính luyến ái. Bởi lẽ, khuynh hướng toàn tính có thể chuyển sang yêu người khác giới bất cứ lúc nào.
Nhìn chung, người toàn tính thường bị chi phối bởi sự hấp dẫn ở đối phương. Thế nhưng tình cảm này cũng sẽ dễ dàng thay đổi nếu có một người nào khác đến và chủ động lôi cuốn họ.
3. Toàn tính luyến ái có phải là bệnh lý?
Khi nhắc đến “toàn tính”, nhiều người sẽ nghĩ đây là một căn bệnh khá biến thái. Thế nhưng trên thực tế, đây chỉ đơn thuần là một khuynh hướng tính dục và cũng cần được tôn trọng.
Tuy nhiên, những người toàn tính lại bị chính một bộ phận trong LGBT kỳ thị. Lý do đơn giản là vì họ không xác định được rõ ràng xu hướng giới tính của mình và có thể dễ dàng rung động với những ai trao tình cảm cho họ.
Có thể thấy, dù cho toàn tính luyến ái không phải là một bệnh lý cần điều trị thì xã hội, gia đình vẫn còn khá khắt khe với khuynh hướng tính dục này. Điều này khiến những người toàn tính thường hay trầm cảm, tâm lý bị ảnh hưởng hay rối loạn thần kinh. Bản thân mỗi chúng ta dù ở bản dạng giới nào thì cũng không nên kỳ thị những người có tính dục khác mình. Bởi lẽ, bất cứ ai cũng có quyền được tôn trọng.
4. Phân biệt khuynh hướng toàn tính và song tính
Vậy, sự khác nhau giữa song tính và toàn tính làm gì? Vì nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này nên Vua Nệm sẽ đi sâu vào phân tích sự khác biệt.
- Toàn tính có thể nảy sinh tình cảm với bất cứ ai, trong khi đó song tính chỉ yêu nam hoặc nữ.
- Toàn tính bị hấp dẫn bởi những người có sức hút, sự quyến rũ dù họ thuộc giới tính nào. Trong khi đó, người song tính chỉ thích những người có giới tính nam hoặc nữ, không thuộc cộng đồng LGBT. Họ không bị lôi cuốn bởi những người song tính giống mình.
- Người toàn tính tự thừa nhận bản thân dễ bị hấp dẫn bởi cái đẹp. Họ yêu cái đẹp và sự chân thành của đối phương chứ không hề để tâm đến khuynh hướng tính dục.
5. Có cách nào để xác định mình có phải toàn tính không?
Ngày nay, chưa có bất cứ một bài kiểm tra giới tính nào để bạn xác định được mình có phải là người toàn tính luyến ái hay không. Tuy nhiên, hãy thử tự hỏi bản thân những câu hỏi dưới đây để lắng nghe tiếng lòng mình!
- Bạn có cảm thấy mình bị thu hút bởi toàn bộ giới tính khác không?
- Có giới tính nào khiến bạn không (hay không chắc) bị thu hút không?
- Một con người thu hút bạn ở mặt tình dục thì có khiến bạn nảy sinh tình cảm không?
- Bạn nghĩ bản dạng giới của mình là gì?
- Bạn cảm thấy thoải mái khi có mặt trong cộng đồng nào?
Tất nhiên, những câu hỏi này không thể kết luận được bản dạng giới của bạn nhưng sẽ phần nào khiến bạn thấu hiểu bản thân hơn.
6. Những điều thường bị lầm tưởng khi nhắc về toàn tính
Dù đã được giải thích về khái niệm toàn tính là gì nhưng nhiều người vẫn còn lầm tưởng về khuynh hướng tính dục này. Dưới đây là một số điều có thể bạn vẫn còn nhầm lẫn về toàn tính luyến ái!
6.1. Toàn tính vốn dĩ chỉ là một phong trào mới
Thực tế, “Pansexual” (toàn tính luyến ái) không phải là thuật ngữ mới xuất hiện gần đây. Ngay đầu những năm 1900, thuật ngữ này đã xuất hiện trong từ điển tiếng Anh Oxford. Cho đến tận cuối những năm 1960, nó vẫn được dùng với đúng định nghĩa hiện tại.
Từ lâu, những người có mặt trong cộng đồng LGBTQ+ đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để thể hiện danh tính của mình. Đặc biệt khi đời sống xã hội ngày càng phát triển và tư duy của con người ngày càng cởi mở hơn, người ta lại càng quan tâm đến những định nghĩa cụ thể về giới tính.
6.2. Người toàn tính có khả năng ngoại tình cao hơn vì dễ bị thu hút
Như đã đề cập ở trên, người toàn tính dễ bị hấp dẫn bởi người khác mà không bận tâm đến giới tính của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ mặc nhiên bị hấp dẫn bởi tất cả mọi người.
Mỗi cá nhân sẽ có cho mình những tiêu chỉ riêng trong việc lựa chọn người yêu hoặc bạn đời. Vì thế, việc dễ dàng rung động hay mong muốn ngoại tình không xuất phát từ giới tính của họ.
>> Xem thêm:
Trên đây là lời giải đáp về toàn tính là gì cũng như những vấn đề có liên quan. Qua bài viết, Vua Nệm cũng hy vọng rằng bạn sẽ có một cái nhìn thân thiện, cởi mở hơn với những ai thuộc khuynh hướng tính dục này!