Sức khỏe giấc ngủ

Thai giáo là gì? Hướng dẫn cách thực hiện thai giáo

CẬP NHẬT 13/10/2021 | BỞI Tôn Vân

Con cái khỏe mạnh, thông minh luôn là kỳ vọng, mong ước của nhiều cha mẹ. Để đạt được điều này, các ông bố bà mẹ cần có phương pháp giáo dục, chăm sóc con ngay khi còn trong bụng mẹ. Và thai giáo chính là giải pháp tuyệt vời dành mà bố mẹ nào cũng nên biết và áp dụng. Vậy, thai giáo là gì? Bài viết này hãy cùng Vua Nệm làm rõ.

1. Thai giáo là gì?

Thai giáo được biết đến là phương pháp giáo dục, kích thích các tiềm năng về trí tuệ và thể lực cho trẻ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Thai giáo giúp tạo ra một môi trường cả trong và ngoài cơ thể mẹ đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. 

Phương pháp này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thai giáo vẫn còn là một điều mới mẻ đối với nhiều cặp bố mẹ.

Thai giáo
Thai giáo là phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ngay khi chúng còn trong bụng mẹ

Các ông bố bà mẹ cần biết rằng, thai nhi đã có sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần từ trong bụng mẹ. Chính vì vậy mà bạn đã có thể chăm sóc, giáo dục con ngay từ khi biết mình có tin mừng. Thai giáo sẽ tạo mối liên kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi ngay cả khi con chưa được sinh ra.

Về thời gian thực hiện thai giáo, bố mẹ nên dựa vào các mốc phát triển về giác quan (thính giác, thị giác, khứu giác…) của thai nhi để đưa ra các phương pháp thai giáo phù hợp.

2. Các phương pháp thai giáo

Hiện nay có 2 phương pháp thai giáo là thai giáo trực tiếp và thai giáo gián tiếp. Mỗi loại có những đặc trưng riêng, song đều giúp đạt hiệu quả tốt trong việc chăm sóc mẹ bầu và thai nhi.

2.1 Phương pháp thai giáo trực tiếp

Với phương pháp này, bố mẹ sẽ sử dụng những thông tin bên ngoài tác động trực tiếp lên thai nhi thông qua các bài tập nhằm phát triển giác quan cho cả mẹ và bé. Thai giáo trực tiếp giúp thai nhi hưng phấn, luôn ở trong trạng thái vui vẻ, nhớ đó kích thích sự phát triển về tinh thần của bé.

Thai giáo trực tiếp
Thai giáo trực tiếp nhằm phát triển các giác quan cho thai nhi

2.2 Phương pháp thai giáo gián tiếp

Phương pháp này không trực tiếp tác động lên thai nhi mà thông qua người mẹ. Theo đó, bố mẹ sẽ sử dụng các biện pháp chăm sóc mẹ bầu cả về dinh dưỡng lẫn tinh thần để mẹ ở trạng thái tốt nhất. Điều này gián tiếp tác động đến thai nhi, giúp trẻ tiếp nhận được các cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mẹ bầu.

3. Thai giáo có tác dụng gì?

Thực tế cho thấy phương pháp thai giáo mang lại hiệu quả rất tích cực đối với cả mẹ và bé. Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp này được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Những lợi ích mà nó mang lại như sau:

  • Với phương pháp thai giáo, bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức từ sớm, từ đó tăng đáng kể chỉ số IQ của trẻ.
  • Trẻ được áp dụng phương pháp thai giáo có sự phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
  • Trẻ có phản xạ tốt hơn.
  • Các chỉ số về cảm xúc, khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt sau này của trẻ tốt hơn.
  • Thai giáo tạo sự liên kết tình thân chặt chẽ giữa bố mẹ và thai nhi.
  • Đối với mẹ bầu, thai giáo giúp giảm nguy cơ trầm cảm, điều rất dễ xảy ra đối với những phụ nữ đang mang thai.
Thai giáo mang lại nhiều lợi ích tích cực
Thai giáo mang lại nhiều lợi ích tích cực cho cả mẹ và bé

4. 5 cách tiến hành thai giáo

5 cách tương ứng với 5 giác quan của con người, bao gồm: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Chi tiết như sau.

4.1 Thai giáo bằng thính giác

Theo cách này, bố mẹ sẽ thường xuyên nói, kể chuyện, bật các dòng nhạc, cổ điển, câu hò… cho trẻ nghe. Âm thanh sẽ được đặt sát bụng mẹ, bằng cách này thai nhi có thể nghe được. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc có tác động tích cực đến trí thông minh của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh các nguồn âm thanh với cường độ mạnh, chói tai.

Về thời gian thực hiện thai giáo bằng thính giác, bố mẹ nên áp dụng vào tuần thứ 24 – 25 của thai kỳ. Đây là lúc hệ thống truyền âm thanh của tai nhi hoàn chỉnh, rất thích hợp để được phát triển về thính giác. Bạn cũng có thể thực hiện ở các tuần thai sớm hơn, tuy nhiên sẽ không đem lại hiệu quả cao. 

Lý do là vì trung khu thần kinh thính giác của thai nhi chưa hoàn thiện, trẻ chưa nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài, mặc dù tai ngoài đã hình thành.

4.2. Thai giáo bằng thị giác

Ở thai nhi, thị giác là giác quan hình thành muộn hơn so với các cơ quan khác, thường là từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Đến tháng thứ 4, trẻ mới có khả năng cảm thụ ánh sáng. Để phương pháp thai giáo bằng thị giác đạt hiệu quả, bố mẹ nên thực hiện nó vào tháng thứ 6.

Tắm nắng
Tắm nắng là một cách thai giáo bằng thị giác cho trẻ

Bạn có thể dùng anh sáng đèn pin để kích thích thị giác của thai nhi. Lưu ý, chỉ sử dụng đèn có cường độ ánh sáng dịu nhẹ. Cách thực hiện như sau: thông qua lớp giấy nilon màu, chiếu ánh sáng đèn pin vào thành bụng mẹ bầu trong vài giây rồi tắt đi. Trong quá trình chiếu, di chuyển đèn dọc theo bụng với tốc độ chậm. Trong khi thực hiện, mẹ và bố có thể trò chuyện âu yếm với trẻ.

Lưu ý, không nên lạm dụng chiếu đèn thường xuyên bởi có thể gây tổn hại đến các tế bào mắt vốn còn non nớt của thai nhi. Một cách khác để thai giáo bằng thị giác là mẹ bầu sẽ tắm nắng ở những thời điểm nắng dịu nhẹ.

4.3 Thai giáo bằng xúc giác

Xúc giác được biết đến là giác quan phát triển sớm nhất của thai nhi. Ở tháng thứ 2 là trẻ đã có thể cảm nhận được các kích thích về xúc giác. Chính vì vậy mà bố mẹ đã có thể thực hiện thai giáo bằng xúc giác ngay từ thời điểm này.

Thực hiện thai giáo xúc giác
Thực hiện thai giáo xúc giác bằng cách tiến hành massage, vuốt ve bụng mẹ bầu

Thực hiện thai giáo xúc giác bằng cách tiến hành massage, vuốt ve bụng mẹ bầu từ 5 – 10 phút vào buổi sáng và buổi tối. Cách này giúp bé cảm nhận được sự yêu thương của bố dành cho mẹ, giúp các tế bào não thai nhi phát triển, tăng khả năng phản ứng của trẻ.

Tuy nhiên, khi massage cần phải có kỹ thuật, không phải đơn giản là dùng tay xoa lên bụng mẹ bầu nhiều lần. Nếu không đảm bảo kỹ thuật rất có thể dẫn đến những cơn co thắt tử cung, gây hại cho cả thai nhi và mẹ bầu.

4.4 Thai giáo bằng vị giác

Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của thai nhi đã hình thành. Lúc này bé đã có thể phân biệt về các vị tương đối rõ. Những gì mẹ bầu ăn uống khi đi vào trong tử cung, bé đều có thể cảm nhận được mùi vị khác nhau của các loại thức ăn đó. Mẹ bầu được khuyến khích ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, uống nước trái cây, sinh tố để giúp phát triển vị giác của thai nhi.

 vị giác cho thai nhi
Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để phát triển vị giác cho thai nhi

4.5 Thai giáo bằng khứu giác

Mũi của trẻ sẽ hoạt động hiệu quả vào tháng thứ 7 thai kỳ. Lúc này, mùi vị mà trẻ nhận được  trong bụng mẹ có thể quyết định khi lớn lên bé thích mùi vị nào. Khuyến khích các mẹ ngửi những mùi hương thiên nhiên như hoa quả, cỏ cây, mùi thức ăn ưa thích.

5. Thai giáo theo 3 giai đoạn của thai kỳ

Ngoài cách thai giáo nhằm phát triển các giác quan của thai nhi kể trên, bạn có có thể dựa vào từng khoảng thời gian của thai kỳ để có các biện pháp thích hợp, tốt cho cả mẹ và bé.

5.1 Thai giáo 3 tháng đầu thai kỳ (tháng 1 – 2 – 3)

mẹ bầu cần nghỉ ngơi
Trong ba tháng đầu, mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều

Trong ba tháng đầu, thai nhi sẽ rất bé và yếu. Giai đoạn này mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, làm việc nhẹ nhàng và ít đi lại. Lúc này, mẹ bầu cần:

  • Thông báo cho người thân biết về việc mang thai của mình để được hỗ trợ làm những công việc cần thiết.
  • Dọn dẹp phòng sạch sẽ, tạo môi trường sống thoải mái. Hít thở không khí trong lành.
  • Chú trọng về dinh dưỡng, tránh các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn các đồ ăn tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Thăm khám thai tại các địa chỉ uy tín và thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Mẹ bầu cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Bạn có thể nghe các dòng nhạc phù hợp mỗi ngày để thư giãn.

5.2 Thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4 – 5 – 6)

Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, trí não và các giác quan của trẻ sẽ phát triển nhanh. Giai đoạn này, bố mẹ cần chú trọng thực hiện các phương pháp thai giáo mỗi ngày nhằm giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thai giáo 3 tháng giữa thai kỳ cần chú ý:

  • Đảm bảo việc khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe.
  • Nghe nhạc, đọc và và trò chuyện cùng bé mỗi ngày.
  • Mẹ bầu cần giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, tích cực.
  • Mẹ bầu có thể tập thêm Yoga và các bài vận động nhẹ khác nếu đảm bảo sức khỏe.
  • Chú ý bổ sung đầy đủ khoáng chất thiết yếu và các loại vitamin cần thiết cho mẹ bầu.
thực hiện thai giáo mỗi ngày
Bố mẹ cần chú trọng thực hiện thai giáo mỗi ngày

5.3 Thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ (tháng 7 – 8 – 9)

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển tương đối nhanh, mẹ bầu sẽ cảm thấy nặng nề hơn, đồng thời việc đi lại cũng khó khăn hơn. Quãng thời gian này sẽ không nguy hiểm như 3 tháng đầu, song người mẹ cần cẩn thận để tránh việc sinh non. Phương pháp thai giáo trong những tháng cận sinh cần được lưu ý như sau:

  • Tiếp tục đảm bảo việc khám thai định kỳ để biết được sức khỏe và tình trạng của bé.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, đồng thời bổ sung sắt và canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trò chuyện, nghe nhạc với bé mỗi ngày. Lúc này mẹ bầu cũng có thể hát cho bé nghe.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực và sẵn sàng chào đón ngày bé chào đời.
  • Bố mẹ đã có thể chuẩn bị, sắm sửa đồ sơ sinh cho bé. Đồng thời tìm hiểu trước cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Chuẩn bị không gian sống thoải mái, sạch sẽ cho mẹ bầu và bé.

6. Kết luận

Trên đây, Vua Nệm vừa giúp bạn trả lời câu hỏi: thai giáo là gì? Bài viết hy vọng giúp bạn có cái nhìn đúng đắn, khoa học về phương pháp giáo dục, chăm sóc thai nhi và mẹ bầu. Nếu bạn đang sắp sửa làm cha, làm mẹ, hãy áp dụng ngay nhé. Theo dõi Vua Nệm để đón đọc những nội dung bổ ích khác.

Nguồn: Vinmec

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân