Tấm compact là gì? Tất tần tật lợi ích tấm compact trong đời sống

CẬP NHẬT 31/01/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Cùng với sự phát triển như vũ bão của xã hội hiện đại, các vật liệu cũng được nâng tầm để giúp cho cuộc sống thêm tiện lợi. Một trong những vật liệu ấy chính là tấm compact. Xuất hiện từ rất lâu và tạo tiếng vang lớn trên thế giới nhưng tấm compact ở Việt Nam vẫn chưa được nhiều người biết đến. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu rõ hơn tấm compact là gì nhé!

1. Khái niệm tấm compact là gì

Tấm compact là tên gọi ngắn gọn của compact HPL (High Pressure Laminate). Để làm nên tấm compact, người ta dùng nhiều lớp giấy kraft nhúng vào keo phenolic rồi ép nén ở nhiệt độ khoảng 150 độ C với áp suất 1430psi. Nhờ cấu tạo này mà tấm compact có lõi đặc và cứng cáp.

tấm compact
Tấm compact thường được dùng làm vách ngăn nhà vệ sinh

Hiện nay, tấm compact là vật liệu nội thất phổ biến vì được nhiều khách hàng ưa chuộng. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, compact HPL thường xuyên được áp dụng để làm vách ngăn vệ sinh, bàn thí nghiệm cho phòng nghiên cứu. 

Mặt khác, ở những nước phương Tây hoặc một số quốc gia châu Á phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, người ta sử dụng tấm compact cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là dùng để ốp tường, ốp trần, làm tủ quần áo, tủ bếp, lót sàn nhà,…

2. Nguồn gốc tấm compact

Vào năm 1896, tấm compact được phát minh lần đầu tiên bởi một nhà hóa học. Cấu tạo ban đầu của vật liệu là sự kết hợp của phenolformaldehyde. Thời ấy, đây là sản phẩm nhựa mang đặc trưng không bị hòa tan vì tồn tại dưới dạng polymer. 

Sau đó, cha đẻ của tấm compact tiếp tục thực hiện thí nghiệm độn mùn cưa vào và thu được thành phẩm là tấm nhựa tối màu hơn. Cuối cùng, năm 1907, nhà hóa học người Mỹ gốc Bỉ này đã vinh hạnh được cấp bằng sáng chế được đặt theo chính tên ông, Bakelite.

Nhờ đặc tính không dẫn điện mà tấm compact đối với xã hội thời bấy giờ là một phát minh vĩ đại. Vật liệu nhanh chóng thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp điện. Từ đó, tấm compact đã được sử dụng để thay thế cho sứ, mica trong các thiết bị.

tấm compact hpl
Tấm compact cũng được dùng để ốp tường và được phát minh từ rất lâu

Cùng với dòng chảy lịch sử, vì có ưu điểm vượt trội mà tấm compact được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hơn. Người ta dùng vật liệu này để chế tạo thiết bị nông nghiệp, công nghiệp dệt may và thậm chí là công nghiệp hàng không.

Không dừng lại ở thành quả của nhà phát minh đầu tiên, vào những năm 1900, nhà khoa học Leibich tiếp tục kiểm nghiệm phản ứng của melamine formaldehyde. 

Ông phát hiện rằng nếu mang loại nhựa này trộn với cellulose và polyme hóa chúng sẽ cho ra một vật liệu rắn hạn chế tác động của tia UV, chịu mài mòn cao và cách điện.

3. Cấu tạo tấm compact

Tấm compact là vật liệu được cấu tạo từ cac thành phần đa dạng và cũng gồm có nhiều lớp chồng lên nhau. Mỗi tấm compact thường có 3 – 4 lớp, bao gồm:

  • Lớp trên cùng hay còn gọi là overlay: Đây là lớp bảo vệ trong suốt giúp bề mặt sản phẩm không bị tổn hại do ngoại lực.
  • Lớp trang trí hay còn gọi là decorative paper: Đây là lớp được trang trí màu sắc và hoa văn đa dạng, được nhúng keo keo MUF trước khi ép lên trên lớp lõi.
  • Lớp lõi cũng chính là lớp giấy kraft: Đây là lớp được tạo thành từ nhiều tấm giấy kraft đã nhúng keo phenolic. Vì được ép nén ở nhiệt độ cao và áp suất lớn nên giấy kraft giúp phần lõi thêm cứng cáp. Đây cũng chính là lớp quyết định giá trị thành phẩm.
  • Lớp đáy hay lớp ổn định: Về cơ bản thì lớp này có cấu tạo giống lớp trang trí. Sự tương đồng này mang lại tính ổn định cho cả tấm compact.
phụ kiện tấm compact
Tấm compact cứng cáp nên thường được dùng trong phòng thí nghiệm

4. Phân loại tấm compact

4.1. Phân loại theo độ dày

Độ dày phổ biến nhất cảu tấm compact là từ 1.6mm – 25mm. Giác cả những tấm compact sẽ tỷ lệ thuận với độ dày của chúng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn lựa độ dày phù hợp nhất.

Nếu muốn dùng tấm compact để làm vách ngăn vệ sinh thì nên chọn loại có bề dày 12mm hoặc 18mm. Hiện nay trong các công trình vệ sinh công cộng, tấm compact 12mm được sử dụng phổ biến nhất.

Tất nhiên bạn vẫn có thể cân nhắc sử dụng loại có độ dày 18mm để làm vách ngăn. Lưu ý là nên chọn những tấm compact có độ dày phù hợp vì mỏng quá sẽ không đáp ứng nhu cầu sử dụng, ngược lại dày quá sẽ làm tăng chi phí.

4.2. Phân loại theo lớp trang trí

Lớp trang trí bên dưới màng trong suốt của tấm compact vô cùng đa dạng. Chúng gồm nhiều kiểu phối màu như đơn sắc, vân gỗ, vân đá, vân giả da,… Bên cạnh đó, bề mặt bóng hay sần cũng là điều khiến khách hàng phải suy nghĩ khi lựa chọn.

tấm hpl compact
Những tấm compact có lớp trang trí đa dạng

5. Ưu điểm tấm compact

5.1. Chống thấm và chống ẩm hoàn hảo

Trong các thí nghiệm về chất lượng, người ta đã thực hiện ngâm nước tấm compact lần lượt từ 24h – 48h – 72h. Kết quả là không có bất cứ sự biến đổi nào về độ dày. Điều này chứng tỏ tấm compact không hề bị trương nở, phồng rộp hay cong vênh khi gặp nước.

Sở dĩ vật liệu có được ưu điểm này là nhờ các thành phần cấu tạo của nó được ép nén dưới nhiệt độ và áp suất cao. Các phân tử tấm compact thống nhất và dày đặc đến nỗi không có chỗ cho phân tử nước xâm nhập.

5.2. Chịu được áp lực cao

Vì các công trình vệ sinh công cộng được nhiều người sử dụng nên không tránh khỏi tình trạng nhanh xuống cấp. Để kéo dài thời gian của chúng, những vật liệu cấu tạo phải chịu lực tốt. Đây cũng chính là lý do mà tấm compact thường xuyên được ứng dụng để làm vách ngăn nhà vệ sinh.

tam compact hpl
Tấm compact được dùng trong công trình công cộng vì chịu lực cao

5.3. Khả năng chịu nhiệt tốt

Tấm compact vẫn không bị tác động bởi nhiệt độ ở mức 80 độ C. Vì thế mà khi tồn tại ở nhiệt độ thông thường chắc chắn vật liệu này sẽ rất bền bỉ.

5.4. Cấu tạo cứng cáp

Kết cấu chắc chắn của tấm compact giúp sản phẩm vẫn nguyên vẹn dù bị tác động bởi ngoại lực mạnh mẽ. Hơn nữa những phụ kiện kèm theo cũng góp phần bảo vệ tấm compact trong các trường hợp va chạm.

5.5. Mẫu mã đa dạng

Màu sắc và hoa văn đa dạng trên tấm compact giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn phù hợp. Những màu như xám ghi, kem, trắng, pastel,… mang đến diện mạo sang trọng cho không gian cao cấp như khách sạn, trung tâm mua sắm, cửa hàng thời trang,… Những tông màu rực rỡ hơn thường thích hợp với nhà trẻ, khu vui chơi, rạp chiếu phim, trường học,…

6. Giá tấm compact bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay người ta chia tấm compact thành 2 loại theo giá cả là cao cấp và giá rẻ. Trong đó, tấm compact cao cấp có cấu tạo tiêu chuẩn với giấy kraft nguyên sinh cùng keo chất lượng tốt. Ngoài sự bền bỉ thì loại compact này còn vô cùng thân thiện với người dùng cũng như bảo vệ môi trường.

giá tấm compact
Giá tấm compact bao nhiêu là vấn đề nhiều người quan tâm

Đối với tấm compact giá rẻ, thành phần cấu tạo lớp lõi thường pha thêm bột đá. Ngoài ra, cũng có một số nhà sản xuất sẽ thay thế keo chất lượng cao bằng keo giá rẻ để đảm bảo chi phí. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến độ bền sản phẩm vừa có tác động xấu cho sức khỏe người dùng.

>> Xem thêm: 

Lời kết

Bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc tấm compact là gì. Vì sử dụng tấm compact giá rẻ có thể dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang” nên hãy lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt để sử dụng lâu dài bạn nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.