Sức khỏe giấc ngủ

Người già mất ngủ: nguyên nhân và cách trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

CẬP NHẬT 14/10/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Theo một số thống kê, có đến 50% người lớn tuổi mắc các chứng liên quan đến giấc ngủ. Người già mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ lại khi bị tỉnh giấc và chỉ ngủ được 5 – 6 tiếng mỗi ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện sức khỏe cho người già? Tìm hiểu ngay những bí quyết có giấc ngủ ngon ở người lớn tuổi mà chuyên gia gợi ý dưới đây để giúp ông bà cha mẹ ngủ ngon giấc hơn.

Giấc ngủ quan trọng kể cả khi chúng ta già đi.
Giấc ngủ chưa bao giờ mất đi tầm quan trọng kể cả khi chúng ta già đi.

1. Vì sao người già mất ngủ?

Càng lớn tuổi, sức khỏe càng suy yếu, các vấn đề về đau xương khớp và bệnh tật cũng nặng hơn dẫn đến tình trạng khó ngủ và ngủ không ngon giấc ở người già. Họ thường xuyên khó ngủ, trằn trọc, mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, một đêm thức dậy ba hoặc bốn lần, thường xuyên đi tiểu đêm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ ở người lớn tuổi. Đó có thể là do thói quen không tốt trước khi ngủ hoặc do các bệnh rối loạn giấc ngủ. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu qua một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

người già thiếu ngủ có nguy cơ tử vong
Việc thiếu ngủ sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm làm tăng khả năng tử vong ở người già.

Sự thay đổi về não bộ

Khi về già, các tế bào thần kinh càng dễ bị suy giảm chức năng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản sinh melatonin. Hơn nữa, người lớn tuổi thường suy nghĩ quá nhiều khiến thần kinh căng thẳng, dẫn đến khó ngủ.

Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý

Tuổi càng cao, quá trình oxy hóa diễn ra càng nhanh chóng. Nguy cơ bệnh tật cũng tăng lên và tác động của chúng lên cơ thể khiến người lớn tuổi không thể ngủ tròn giấc. Nhất là khi thời tiết thay đổi, các bệnh về xương khớp khiến cơ thể đau nhức dữ dội, giấc ngủ chập chờn. Người già cũng hay mắc chứng tiểu đêm, khiến giấc ngủ bị gián đoạn và khó ngủ trở lại.

Rối loạn giấc ngủ do tác dụng phụ của thuốc

Người già thường phải uống nhiều loại thuốc do tình trạng sức khỏe suy giảm. Những loại thuốc ấy có thể có tác dụng phụ khiến họ khó ngủ hơn hoặc thậm chí thức trắng đêm. Vì vậy, hãy thử tìm hiểu kỹ về loại thuốc đang sử dụng và liên hệ với bác sĩ nếu chúng khiến giấc ngủ thay đổi.

Người già mất ngủ tác dụng phụ của thuốc
Người già mất ngủ tác dụng phụ của thuốc

Thói quen không khoa học

Những thói quen không tốt trước khi ngủ có thể ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của người già. Điển hình là thời gian ngủ thất thường. Việc ngủ theo giờ giấc khác nhau trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể và khiến giấc ngủ của người lớn tuổi bị giảm chất lượng. Bên cạnh đó, sử dụng các chất kích thích, cafein như rượu bia, cà phê, trà… trước khi ngủ hay ngủ trưa quá nhiều cũng có thể gây khó ngủ vào buổi tối.

Các lý do khách quan

Những yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Có thể kể đến như tiếng ồn, không gian ngủ, ánh sáng,… nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

Nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ ở người lớn tuổ
Nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ ở người lớn tuổi quan trọng chính là các bệnh rối loạn giấc ngủ.

2. Các tác hại khi thiếu ngủ

2.1 Ảnh hưởng đến trí nhớ

Việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ REM vốn là giai đoạn ngủ mơ có tác dụng củng cố những kiến thức mà bạn gặp trong ngày. Do đó, thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ khiến người lớn tuổi đãng trí hơn và có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao.

2.2 Các bệnh nghiêm trọng

Nếu không được ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch của người lớn tuổi sẽ yếu đi và tăng khả năng mắc các bệnh như cảm, cúm,..Bên cạnh đó, những người già không ngủ đủ giấc cũng hay mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường và thậm chí là đột quỵ.

2.3 Tỷ lệ tử vong cao

Những người ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày thường có nguy cơ tử vong cao hơn người ngủ hơn 7 tiếng một ngày. Việc thiếu ngủ sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm làm tăng khả năng tử vong ở người già. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng làm tăng khả năng tử vong do bệnh tim lên gấp đôi.

2.4 Trầm cảm

Một thời gian dài mất ngủ có thể khiến tâm trạng của người lớn tuổi trở nên tồi tệ và làm cho suy nghĩ của họ tiêu cực hơn. Đây là lúc mà nguy cơ mắc bệnh trầm cảm tăng cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.

3. Thời gian ngủ cần thiết

Thời gian ngủ cần thiết của con người thay đổi dựa theo độ tuổi. Theo bảng thống kê về thời gian ngủ cần thiết ở mỗi độ tuổi của National Sleep Foundation thì khi bạn càng lớn tuổi, thời gian ngủ mà bạn cần càng ngắn lại.

Chúng ta cần khoảng 14-17 tiếng dành cho giấc ngủ khi mới sinh nhưng khi bước vào độ tuổi trưởng thành từ 26 – 64 tuổi thì thời gian ngủ cần thiết đã giảm xuống chỉ còn 7-9 tiếng. Và đối với những người hơn 65 tuổi thì thời gian ngủ trung bình là 7-8 tiếng.

Vì thế, để có thể đảm bảo được một sức khỏe tốt và tràn đầy năng lượng, người lớn tuổi nên dành thời gian từ 7-8 tiếng cho giấc ngủ của mình. Một giấc ngủ ngon và chất lượng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật mà còn có thể kéo dài tuổi thọ.

4. Bí quyết có giấc ngủ ngon ở người lớn tuổi

4.1. Thực phẩm giúp ngủ ngon cho người lớn tuổi

Việc cân bằng dinh dưỡng là điều đặc biệt cần thiết cho người lớn tuổi. Người già cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như đạm từ thịt, cá, chất đường và mỡ. Nên chọn những thức ăn dễ tiêu bà chứa nhiều vitamin.

Một số thực phẩm có thể giúp người già ngủ ngon giấc hơn có thể kể đến như hạt sen với tác dụng an thần, dưỡng tâm, hạt hạnh nhân với hàm lượng magie cao giúp ngủ ngon, thư giãn cơ bắp, yến mạch cung cấp melatonin giúp ngủ sâu giấc, đậu xanh với hàm lượng vitamin cao, đặc biệt là vitamin B6 giúp sản xuất melatonin hiệu quả.

Ngoài ra, việc bổ sung các loại trái cây như chuối, táo, kiwi, quả anh đào,… cùng giúp người lớn tuổi có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bơ và các loại hạt cũng là nguồn cung cấp serotonin tuyệt vời để cơ thể ngủ ngon hơn.

4.2. Hạn chế những thực phẩm không tốt cho giấc ngủ

Bổ sung chất dinh dưỡng là điều cần thiết để người lớn tuổi có một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, có một số thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của người già mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Thực phẩm cay nóng: Những thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Giảm thiểu thực phẩm nhiều tinh bột: Gạo, mì ống, bánh mì trắng,… có thể khiến giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc.
Đảm bảo dinh dưỡng nạp vào cơ thể
Đảm bảo dinh dưỡng nạp vào cơ thể

4.3. Giữ tinh thần thoải mái

Một tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ giúp người lớn tuổi dễ đi vào giấc ngủ hơn. Chúng ta có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau để đầu óc được thư giãn:

  • Nghe một số bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng
  • Đọc cuốn sách hoặc một tập thơ thư giãn
  • Ngồi thiền

4.4. Không gian ngủ thoải mái

Không gian ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của người già. Để có giấc ngủ ngon, chúng ta cần đảm bảo không gian yên tĩnh, các yếu tố về nhiệt độ, tiếng ồn, ánh sáng cần cân đối. Ngoài ra, ánh sáng xanh từ màn hình tivi hay điện thoại sẽ ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Vậy nên, để có thể có một giấc ngủ ngon sâu giấc, hãy hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Ngoài ra, một chiếc nệm phù hợp cũng là bí quyết có giấc ngủ ngon ở người lớn tuổi mà chúng ta cần lưu ý. Khi chọn nệm, chúng ta nên ưu tiên những chiếc nệm thông thoáng, độ dày phù hợp và chọn màu sắc mang tông ấm nhẹ nhàng. Một số dòng nệm chúng ta có thể tham khảo như Gummi Latex 7zones, Gummi Classic, nệm cao su cao cấp Kim Cương Diamond Luxury, hoặc nệm cao su Liên Á Classic,… đều là những sản phẩm được người dùng đánh giá cao.

cách phòng ngừa đột quỵ
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc giấc ngủ chất lượng

4.5. Tạo thói quen tốt trước khi đi ngủ

Để ngủ ngon hơn, chúng ta nên thực hiện những thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ. Những thói quen nhỏ này có thể giúp người lớn tuổi ngủ sâu và ngon giấc hơn:

  • Trước khi đi ngủ cần tắt đèn, tránh xa ánh sáng tivi và màn hình điện thoại.
  • Thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể với  giờ đi ngủ và giờ thức dậy mọi ngày giống nhau
  • Giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài 15 phút, không nên quá 1 tiếng vì như vậy có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.
  • Ngâm chân với nước ấm khoảng 15 – 20 phút trước lúc đi ngủ kết hợp massage chân giúp thư giãn và thúc đẩy tuần hoàn máu não.
  • Trong 2 tiếng trước khi đi ngủ, chúng ta không nên uống nước để tránh dậy đi vệ sinh nhiều lần trong đêm.
Ngâm chân trước khi đi ngủ
Ngâm chân trước khi đi ngủ

4.6. Kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều cực kỳ cần thiết với tất cả mọi người, giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất. Đồng thời, khám sức khỏe cũng sẽ giúp giảm thiểu tác động từ bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ.

Chúng ta cần khoảng 14 – 17 tiếng dành cho giấc ngủ khi mới sinh nhưng khi bước vào độ tuổi trưởng thành từ 26 – 64 tuổi thì thời gian ngủ cần thiết đã giảm xuống chỉ còn 7 – 9 tiếng. Và đối với những người hơn 65 tuổi thì thời gian ngủ trung bình là 7 – 8 tiếng. Vì thế, để có thể đảm bảo được một sức khỏe tốt và tràn đầy năng lượng, người lớn tuổi nên dành thời gian từ 7-8 tiếng cho giấc ngủ của mình. 

Đọc thêm: Nệm cho người cao tuổi: Mách bạn cách chọn nệm sao cho hợp lý

Một giấc ngủ ngon và chất lượng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật mà còn có thể kéo dài tuổi thọ. Hy vọng với những bí quyết có giấc ngủ ngon ở người lớn tuổi mà Vua Nệm đã chia sẻ, đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nguồn tham khảo: WebMD

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team