Sức khỏe giấc ngủ

Lời dạy của thần y Hoa Đà giúp bạn có giấc ngủ ngon

CẬP NHẬT 14/06/2022 | BỞI Hương Lăng

Hoa Đà – Một vị lương y nổi tiếng từ thời Đông Hán trong lịch sử của Trung Hoa một thời. Từ xa xưa, ông được xem như thần y, là một trong ông tổ Đông y. Cách trị bệnh của ông được lưu truyền từ đời này sang đời khác và đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và được nhiều người coi trọng. Trong đó có 4 lời dạy để có một giấc ngủ ngon của Hoa Đà vẫn mãi trường tồn với thời gian. Cùng theo dõi lời dạy của thần y Hoa Đà để bạn có giấc ngủ ngon.

1. Hoa Đà và cuộc đời nhiều tranh cãi

Hoa Đà (145-208) tự là Nguyên Hóa, người huyện Tiêu, Bái Quốc, nay thuộc địa phận huyện Bạc Châu, tỉnh An Huy (Trung Quốc).

Theo ghi chép của nguồn sử liệu, Hoa Đà nổi tiếng là thầy thuốc giỏi đương thời. Đã có lần ông chữa cho Lữ Bố bị gãy chân. Sau này, Tào Tháo vì mắc bệnh đau đầu trong nhiều năm liền nên đã sai người triệu ông đến chữa trị. Do phương thức chữa bệnh của Hoa Đà hiệu nghiệm, ông đã được giữ lại trong quân Tào Tháo một thời gian. Những lúc bị đau, Tào Tháo nhờ ông châm cứu cho một vài mũi thì bệnh tình đỡ hẳn.

Chưa dừng lại đó, vị thần y họ Hoa này đã có thể thực hiện những cuộc phẫu thuật ngoại khoa, mổ lồng ngực, sau đó dùng kim chỉ khâu lại như cũ, phát minh ra “thuốc mê” và không khác nhiều so với thao tác phẫu thuật thời hiện đại.

Thần y Hoa Đà
Hoa Đà là một vị danh y lẫy lừng của Trung Hoa

Sau này, Tào Tháo có người nhà bị mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chữa xong, Hoa Đà về nhà thăm vợ bị bệnh lại xin nghỉ thêm ít lâu. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ ông không có bệnh gì cả, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Theo ghi chép trong “Hậu Hán thư” và “Tam quốc chí”, Tào Tháo cho rằng Hoa Đà kiêu căng tự phụ, rõ ràng có thể chữa khỏi bệnh nhưng lại cố ý dây dưa, vì thế không chừa cho ông một con đường sống.

Mưu sĩ Tuân Úc nói Hoa Đà có y thuật cao siêu, nên tha cho ông ta một lần. Thế nhưng Tào Tháo đã nói: “Không phải lo, lẽ nào thiên hạ chỉ có Hoa Đà mới chữa được bệnh cho ta sao?” Bị ngục lại tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục. Dù vậy, Tào Tháo vẫn không ân hận vì đã giết Hoa Đà.

Cho tới khi con trai của ông, Tào Xung qua đời sớm vì bệnh (năm 208), Tào Tháo mới thốt lên rằng: “Ta hối hận vì đã giết Hoa Đà, hậu quả là hại con trai ta cũng chết theo.”

Năm Kiến An thứ 24 (219), Tào Tháo lại tái phát bệnh đau đầu, ông ta bị bệnh hành hạ mà không có ai có khả năng chữa được. Tháng giêng năm sau, Tào Tháo qua đời khi ở độ tuổi 66 và để lại sự nghiệp cho con trai Tào Phi.

Có thể thấy rằng, cuộc đời của Hoa Đà đã gây ra nhiều tranh cãi cho những thế hệ đời sau, tuy nhiên tài năng y thuật của ông là một điều không thể phủ nhận được.

Đọc thêm: [ BẬT MÍ] Làm thế nào để ngủ ngon và trọn vẹn suốt cả đêm dài?

2. 4 lời dạy của thần y Hoa Đà để có một giấc ngủ ngon

2.1. Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)

Theo quan niệm dưỡng sinh trong Thiếu Lâm tự, giấc ngủ là một phần rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Nếu trước giờ Tý mỗi ngày bạn không ngủ được thì khi đi khám bệnh, rất nhiều lão tăng y sẽ nói “Không chữa cho bạn”.

Đi ngủ sớm trước giờ Tý
Đi ngủ trước giờ Tý để có một cơ thể khỏe mạnh

Kỳ thực không phải là không muốn chữa mà là… chữa không được hết. Bởi vì:

Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì lá gan đều đã trực tiếp chịu tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận. Dần dà tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.

Rất nhiều người đã rơi vào tình trạng không phấn chấn, phần nhiều do thói quen thức khuya, làm tổn thương gan, tổn thương mật và thiếu tinh lực. Người như vậy, con mắt thường không tốt, tâm trạng luôn trong trạng thái ức chế, thời gian vui vẻ ít đi. Trong khi đó, khí trong phổi cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng, đây là nguyên nhân dẫn đến việc nhịp thở không ổn định trong khoảng thời gian dài.

Đến lúc này, dù cho mỗi ngày, bạn có sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, các loại thuốc bổ, rèn luyện thân thể cỡ nào cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt. Do đó, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ muộn.

Có rất nhiều người cho rằng buổi tối thức khuya, ban ngày sẽ có thể ngủ bù, nhưng thực ra không bù lại được. Dù vậy, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn nửa phân.

2.2. “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”

Trước khi ngủ, bạn hãy nên dành một chút thời gian để ngồi thiền . Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ.

Đôi khi, nguyên nhân của mất ngủ là do trong đầu còn nhiều tạp niệm, những lúc như thế này, bạn không nên nằm trằn trọc ở trên giường, tránh hao tâm tổn sức lại khó chìm vào giấc ngủ. Biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi mới ngủ tiếp.

Trên thực tế, con người nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường rất quan trọng. Bởi tâm trạng cần có một khoảng thời gian để từ từ trầm tĩnh lại.

Theo khoa học, những người hay cãi nhau, giận dữ trước khi ngủ sẽ có tỷ lệ mất ngủ cao gấp rất nhiều người bình thường. Lý do bởi khi nóng giận, sẽ khiến cho tim đập nhanh, hơi thở gấp và khó chìm vào giấc ngủ. Về lâu dài, những điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe. Cách tốt nhất là hãy giải quyết xung đột hoặc giải tỏa suy nghĩ tiêu cực trước khi lên giường đi ngủ.

Tâm tịnh bằng cách tập thiền
Chúng ta có thể rèn luyện tâm tịnh bằng việc rèn luyện ngồi thiền

2.3. Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc ngồi im thư giãn dưỡng thần

Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiếu), nếu bạn không có đủ điều kiện để ngủ, hãy dành ra một chút thời gian để ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút.

Kỳ thực, vào giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.

ngủ trưa rất quan trọng
Đừng bỏ lỡ giây phút ngủ trưa quý giá

2.4. Nhất định phải dậy sớm

Một ngày của nhà sư sẽ bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù đó có là mùa đông thì cũng không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.

Ưu điểm của việc dậy sớm là giúp loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết. Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể cũng hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” để hấp thụ dinh dưỡng. Do đó, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.

Thức dậy sớm rất có lợi cho sức khỏe
Thức dậy sớm rất có lợi cho sức khỏe

Những đúc kết của thần Y Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong nguyên tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.

Tài liệu tham khảo: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/loi-chi-day-cua-than-y-hoa-da-4-dieu-cam-ky-tuyet-doi-khi-ngu-tranh-om-benh-vao-nguoi/20200818105423091

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng