Lăng Minh Mạng – Điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến Huế!

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Huế là vùng đất nổi tiếng về sự thơ mộng, trầm mặc với nhiều danh thắng, công trình nổi tiếng. Trong số đó, Lăng Minh Mạng sở hữu kiến trúc mang đậm bản sắc Nho giáo là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến vùng đất này. Cùng Vua Nệm tham quan di tích này cũng như trang bị những kinh nghiệm để có một chuyến tham quan thú vị và trọn vẹn nhé!

Lăng Minh Mạng Huế
Lăng Minh Mạng – Điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến Huế!

1. Các thông tin tổng quan về Lăng Minh Mạng

1.1 Lăng Minh Mạng tọa lạc ở đâu?

Lăng Minh Mạng hay còn được gọi là Hiếu Lăng, là một trong các lăng tẩm ở Huế, thu hút du khách trong và ngoài nước. Lăng Minh Mạng nằm trên ngọn núi Cẩm kê, thuộc địa phận xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo một số thống kê được thực hiện năm 2020, trên khu vực đồi, có đến hơn 40 công trình với đa dạng các quy mô lớn, nhỏ khác nhau.

Lăng Minh Mạng được đánh giá là một trong những lăng tẩm nằm tại vị trí đắc địa, được bao quanh bốn bề bởi cảnh đẹp thiên nhiên, gồm cả: núi, sông và hồ. Dưới thời nhà Nguyễn, lăng Minh Mạng là công trình có kiến trúc thiết kế chuẩn mực và uy nghi nhất, được nhiều du khách đến tham quan trong hành trình đến Huế du lịch.

Lăng Minh Mạng tọa lạc ở đâu
Lăng Minh Mạng tọa lạc ở đâu?

1.2 Hướng dẫn di chuyển đến lăng Minh Mạng

Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km, lăng Minh Mạng tọa lạc tại vị trí thuận tiện và dễ dàng di chuyển cho mọi đối tượng và phương tiện, bao gồm cả: xe máy, xe ô tô và xe du lịch. Bên cạnh đó, địa điểm này cũng đã được cập nhật vị trí chính xác trên Google Map. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Map để tìm kiếm đường đi dễ dàng đến địa danh này.

Từ trung tâm thành phố, du khách có thể di chuyển theo hướng Quốc lộ 49 dọc theo dòng sông Hương êm đềm. Du khách sẽ đến cầu Tuân, và chỉ cần đi thêm một đoạn ngắn là đến địa danh lăng Minh Mạng.

Lăng Minh Mạng tọa lạc ngay tại mặt đường, vì vậy bạn rất dễ nhìn thấy và nhận ra khi đến địa điểm nổi tiếng này. Thời gian di chuyển trung bình từ khu vực trung tâm thành phố Huế đến lăng Minh Mạng khoảng 20 phút.

1.3 Thời gian tham quan lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng có thời gian mở cửa hàng ngày từ 7g30 sáng đến 17 giờ. Du khách nên lưu ý đến tham quan trong thời gian này để đảm bảo được vào cổng và tham quan công trình nổi tiếng.

Thời gian tham quan lăng Minh Mạng
Thời gian tham quan lăng Minh Mạng

1.4 Giá vé tham quan lăng Minh Mạng

Là một di tích lịch sử cấp quốc gia, lăng Minh Mạng cần được bảo tồn và trùng tu hàng năng, để đem đến cảm quan đẹp nhất cho du khách khi đến đây. Mức giá vé được quy định và quản lý bởi Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, với hai mức giá cho hai đối tượng du khách cụ thể như sau:

  • Giá vé cho trẻ em (từ 7 tuổi đến 12 tuổi): 30.000 VND/vé
  • Giá vé cho người lớn: 150.000 VND/vé

2. Lịch sử và kiến trúc của lăng Minh Mạng

Tại sao lăng Minh Mạng lại thu hút nhiều du khách đến tham quan? Cùng Vua Nệm tìm hiểu lịch sử và kiến trúc của địa danh nổi tiếng này nhé!

2.1 Lịch sử hình thành và xây dựng lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng là lăng tẩm được xây dựng bởi vị vua cùng tên – vua Minh Mạng. Vua Minh Mạng là người kế vị của vua Gia Long vào năm 1820. Ông có nhiều thành tựu trong việc cải cách đất nước, nâng cao đời sống người dân vào thời điểm bấy giờ.

Ngay khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã lên kế hoạch xây dựng một Sơn lăng, với mục đích khi còn đương thời, nơi đây sẽ trở thành chốn thư giãn, nghỉ ngơi của vua sau thời gian mệt mỏi với những lo toan về việc triều chính. Sau khi vua Minh Mạng băng hà, Sơn lăng sẽ là nơi để hương hỏa nhà vua.

Lịch sử hình thành lăng Minh Mạng
Lịch sử hình thành và xây dựng lăng Minh Mạng

Sau hơn 20 năm lên ngôi, lăng Minh Mạng mới được chính thức khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 1840 sau khi các bản thiết kế và các báo cáo về kiến trúc được phê duyệt. Tuy nhiên, không may khi trong quá trình xây dựng, vua Minh Mạng đã lâm bệnh nặng và băng hà không lâu sau ngày khởi công xây dựng.

Vua Thiệu Trị là người kế vị và lên ngon một tháng sau đó. Ngài chỉ đạo tiếp tục thi công xây dựng lăng. Công trình kiến trúc Hiểu Lăng hay người dân thường gọi là lăng Minh Mạng đã hoàn thành vào năm 1843.

2.2 Kiến trúc của lăng Minh Mạng

Với diện tích rộng lớn, lên đến hơn 18ha, lăng Minh Mạng sở hữu 40 công trình lớn nhỏ bên trong nội khu, được thiết kế đối xứng nhau, tạo nên tổng thể cân đối, hài hòa. Đường Thần Đạo được lấy làm trung tâm của công trình. Lăng Minh Mạng được thiết kế với 3 trục lớn nằm song song với nhau qua đường Thần Đạo.

Nhìn từ trên cao, lăng Minh Mạng có hình dáng như một người đang nằm nghỉ ngơi, với phần đầu gối lên dãy núi Kim Phụng, phần chân duỗi ra ngã ba của nhánh sông trước mặt. Còn phần cánh tay thì buông lỏng tự nhiên trong trạng thái thư thả biểu trưng qua hai nửa hồ Trừng Minh.

Giữa khuôn viên của lăng tẩm là một đầm sen lớn, không chỉ làm đẹp cho cảnh quan của công trình mà còn luôn tỏa hương thơm ngát, vô cùng thu hút và đặc trưng.

Kiến trúc của lăng Minh Mạng
Kiến trúc của lăng Minh Mạng

Nhìn tổng thể, lăng Minh Mạng tọa lạc tại vị trí rất đắc địa, được bao quanh bởi núi non hùng vĩ, những sông hồ tĩnh lặng, yên ả cùng với kiến trúc cổ điển nhưng tinh tế, đã tạo nên một danh thắng vô cùng hấp dẫn, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan hàng năm.

3. Các khu vực tham quan nổi tiếng của lăng Minh Mạng

Với diện tích vô cùng rộng lớn, du khách cần ít nhất một ngày để có thể tham quan hết tất cả các địa điểm nội khu của lăng Minh Mạng. Chính vì vậy, Vua Nệm xin giới thiệu những khu vực tham quan đặc sắc của lăng mà du khách nhất định phải đến nhằm tiết kiệm thời gian, tránh ảnh hưởng đến lịch trình du lịch của đoàn cũng như của cá nhân.

3.1 Đại Hồng Môn

Đại Hồng Môn là tên gọi của khu vực cổng chính vào lăng, được xây dựng bằng vôi gạch với 24 mái lá, cùng lối kiến trúc cổ điển, tinh xảo thông qua các họa tiết như: long vân, cá chép hóa rồng…Mặc dù là cổng chính, Đại Hồng Môn chỉ được mở đúng một lần khi đưa quan tài của nhà vua Minh Mạng vào bên trong lăng.

Từ đó đến nay, Đại Hồng Môn được đóng kín, và du khách sử dụng hai cổng phụ, gồm: Hữu Hồng Môn và Tả Hồng Môn để ra vào lăng.

3.2 Bái Đình

Là khoảng sân được lát gạch Bát Tràng truyền thống, hai bên không gian Bái Đình là tượng của các quan văn võ, cận thần, voi và ngựa đá đứng chầu. Bái Đình còn được trưng bày bia đá Thánh Đức Thần Công nhằm ghi nhớ công lao của vua Min. Những lời khắc trên bia đá được viết bởi vua Thiệu Trị dành để tưởng nhớ vua cha.

Khu vực Bái Đình Lăng Minh Mạng
Khu vực Bái Đình Lăng Minh Mạng

3.3 Lầu Minh Lâu

Lầu Minh Lâu tức là lầu sáng. Đây là nơi để nhà vua đến thưởng ngoạn vào những đêm yên ả, thanh bình bên ánh trăng vàng cùng tiết trời mát mẻ, lộng gió. Lầu Minh Lâu được thiết kế theo kiến trúc hình vuông với hai tầng, tám mái. Tọa lạc trên quả đồi Tam Đài Sơn, lầu Minh Lâu mang đậm dấu ấn của Nho giáo. Sau lưng khu vực này là vườn hoa chữ Thọ nhiều màu sắc đẹp mắt.

3.4 Khu vực Tẩm Điện

Là khu vực thờ cúng bài vị của vua Minh Mạng và hoàng hậu, khu vực Tẩm Điện có cấu trúc hai phần, gồm: Hiếu Đức Môn và điện Sùng Ân. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được không gian tôn nghiêm cũng vẻ đẹp trang trọng của khu vực này.

 Tẩm Điện Lăng Minh Mạng
Khu vực Tẩm Điện Lăng Minh Mạng

3.5 Hồ Tân Nguyệt

Có hình dáng trăng non ôm lấy biểu tượng mặt trời, hồ Tân Nguyệt biểu trưng cho quan niệm của các cổ nhân ngày xưa về tính biến hóa của các vật thể, nhân tố trong vũ trụ.

3.6 Cầu Thông Minh Chính Trực

Đây là cây cầu bắc qua hồ Tân Nguyệt, dẫn đến lầu Minh Lâu. Cầu Thông Minh Chính Trực được xây dựng với 33 bậc, mang vẻ cổ điển, sang trọng.

3.7 Hiền Đức Môn

Nằm bên trong khu vực Tẩm Điện, Hiền Đức Môn mang đến không gian linh thiêng và vô cùng uy nghiêm.

XEM THÊM: 

4. Kết luận

Vua Nệm đã chia sẻ tất tần tật các thông tin và kinh nghiệm tham quan lăng Minh Mạng. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở những bài viết tiếp theo nhé! Chúc quý độc giả có một chuyến tham quan lăng Minh Mạng thật trọn vẹn và nhiều niềm vui.

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM