Trong cuộc sống mỗi người là chặng đường dài với vô vàn ngã rẽ. Bước trên hành trình ấy chúng ta cần phải đưa ra quyết định của riêng mình, đặc biệt trong lĩnh vực nghề nghiệp. Bởi một công việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai và sự phát triển bản thân sau này. Đứng trước ngưỡng cửa quan trọng đó, mỗi người cần định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn nhất. Tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này.
Nội Dung Chính
1. Định hướng nghề nghiệp là gì?
Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm có thể hiểu là việc cá nhân mỗi người tự đặt ra những lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt, những lựa chọn này cần phù hợp với khả năng, sở thích, tính cách và điều kiện gia đình… Ngoài ra là những yếu tố khác có liên quan đến những cơ hội nghề nghiệp cụ thể như mức thu nhập hay cơ hội việc làm.
2. Đối tượng cần được định hướng nghề nghiệp
Nghề nghiệp sẽ gắn liền với chúng ta vài năm, vài chục năm hay thậm chí là cả đời, do đó đối tượng cần được định hướng nghề nghiệp cũng rất đa dạng về lứa tuổi, trình độ, cả kinh nghiệm và nhu cầu của xã hội.
Theo đó, thời điểm vàng để định hướng nghề nghiệp là học sinh THPT, sinh viên đại học, những người đang tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm và cả người đã thành công trong sự nghiệp. Bởi đây là những giai đoạn đặc biệt, con người sẽ đứng trước những ngã rẽ khác nhau và việc định hướng nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được rủi ro, sự chán nản hay bất mãn… ở chặng đường kế tiếp.
3. Định hướng nghề nghiệp có vai trò gì?
Ai cũng thấy rằng nghề nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, đó là mục tiêu, lý tưởng, là khát khao và hoài bão, hay thiết thực hơn là “cần câu cơm” của mỗi người. Dù vậy rất nhiều người chủ quan với công việc và mặc định cho “nghề chọn người”. Vậy định hướng nghề nghiệp giữ vai trò như thế nào? Đó là:
Thứ nhất, việc định hướng nghề nghiệp giúp bạn có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, đảm bảo chất lượng cuộc sống và thoả mãn niềm khát khao của bạn. Bạn nên nhớ rằng với quyết định nghề nghiệp sai lầm cuộc sống mà bạn chịu tác động tiêu cực rất lớn. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản, bất lực và bị mất niềm tin vào cuộc sống, luôn trống rỗng bế tắc.
Thứ hai, việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp bạn xác định được công việc nào phù hợp và có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Thứ ba, công tác định hướng nghề nghiệp đúng đắn góp phần giảm thiểu nguy cơ hối hận, bỏ nghề, làm trái ngành, làm nhiều ngành nghề khác nhau và tệ nhất là thất nghiệp.
Thứ tư, định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn không mất nhiều thời gian lao đao, dễ dàng đạt được thành công hơn trong tương lai. Bởi khi lựa chọn làm nghề nghiệp phù hợp với bản thân bạn sẽ dễ dàng phát huy tối đa năng lực và sở trường của mình.
Cuối cùng, việc định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn xác định chính xác mục đích học tập, biết rõ mình phải học gì. Từ đó có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc để đầu tư vào những khoá học và chọn nghề nghiệp không phù hợp.
4. Hướng dẫn định hướng nghề nghiệp với 6 bước
4.1. Vượt qua định hướng gia đình và không chạy theo trào lưu
Hiện nay có rất nhiều người chịu ảnh hưởng từ truyền thống gia đình và định hướng nghề nghiệp của bố mẹ hay người thân. Cũng có những trường hợp nhiều người trẻ buộc phải lựa chọn theo nghề nghiệp mà bố mẹ mong muốn. Dù lời khuyên của những người đi trước là điều quý giá nhưng bạn nên nhận thực rõ công việc đó có phù hợp với bản thân hay không. Nếu thấy rằng những định hướng này không phù hợp thì bạn nên kiên định với quan điểm của mình.
Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh trường hợp chọn nghề nghiệp theo tâm lý đám đông, chạy theo trào lưu hoặc chọn nghề dễ kiếm tiền mà không quan tâm liệu bản thân mình có phù hợp hay không.
Hơn nữa bạn cũng nên tuyệt đối tránh chọn nghề bằng phương pháp tâm linh như xem bói chỉ tay, xem nhân tướng học hoặc chiêm tinh học… Bạn cần có nhìn khách quan và tổng thể khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân, đồng thời cân nhắc đến điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu xã hội.
4.2. Tìm hiểu xu hướng công việc trong tương lai và nghề nghiệp khác nhau
Để có sự lựa chọn đúng đắn nhất, bạn nên tìm hiểu thông tin về những nghề nghiệp khác nhau. Từ đó sẽ biết được thêm nghề nào đang có nhu cầu tuyển dụng lớn, nghề nào sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Việc tìm hiểu xu hướng phát triển trong tương lai sẽ giúp bạn có góc nhìn thiết thực nhất khi định hướng nghề nghiệp, đồng thời có thể tìm ra nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội.
Theo đó, bạn hãy suy nghĩ về những nghề nghiệp mà bạn cảm thấy phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Ở trong mỗi ngành nghề, bạn nên tìm hiểu thông tin sau:
- Tên nghề và nghề nghiệp chuyên môn khác có liên quan
- Nhu cầu về nguồn nhân sự đối với nghề nghiệp ở trên thị trường lao động
- Những kỹ năng cùng phẩm chất cần thiết để đi theo nghề
- Nội dung, mục tiêu đào tạo nghề nghiệp là gì
- Những đơn vị, tổ chức hiện đào tạo nghề, học phí và thời gian đào tạo
- Những nơi có thể tìm được việc làm sau khi học
- Xác định những năng lực, kỹ năng phù hợp với nghề
4.3. Tìm hiểu về bản thân
Khi đã xác định được nghề nghiệp có triển vọng, việc làm tiếp theo là tìm hiểu xem bản thân có những kỹ năng và thế mạnh nào. Điều này vô cùng quan trọng bởi sẽ rút ngắn khoảng thời gian học tập khi bạn tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình.
Bạn nên vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để khám phá bản thân như DISC, Myers-Briggs, hoặc thế mạnh. Khi đã suy nghĩ kỹ lưỡng về bản thân, bạn nên ghi chép lại ngắn gọn để trả lời cho câu hỏi, bạn là ai, đó là:
- Bạn có tài năng và thế mạnh gì
- Đâu là tài năng giúp bạn đạt đạt được thành công lớn nhất
- Bạn hài lòng với hoạt động nào nhất
- Những loại hoạt động tinh thần nào sẽ thúc đẩy bạn tiến về phía trước.
4.4. Xác định những yếu tố ảnh hưởng nghề nghiệp
Việc kế tiếp mà bạn nên làm là xác định xem có những yếu tố nào ảnh hưởng đến nghề nghiệp, từ đó có kế hoạch phù hợp để từng bước chinh phục ước mơ của mình. Việc này cũng sẽ giúp bạn đánh giá rõ ràng xem nghề này có phù hợp với mình hay không? Từ đó đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất.
4.5. Tìm hiểu kỹ năng cần thiết
Để thành công trong sự nghiệp thì ngoài có kiến thức chuyên môn bạn cần trang bị cho mình kỹ năng mềm. Việc tìm hiểu về những kỹ năng này giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, đồng thời cũng giúp bạn theo kịp đà phát triển xã hội.
Trên thực tế cho thấy những người thành công chỉ vận dụng 25% kiến thức chuyên môn ở trong công việc, 75% là dựa vào kỹ năng mềm họ đã học hỏi, rèn luyện và trao dồi. Do đó, bạn có thể tham gia thêm khoá học kỹ năng ở trường đại học, trung tâm, câu lạc bộ… Khi dành thời gian nghiên cứu vào một kỹ năng, bạn sẽ có định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng, đúng đắn hơn.
4.6. Tìm kiếm cơ hội trải nghiệm cho bản thân
Giải pháp tốt nhất để biết bản thân phù hợp với nghề nghiệp đó hay không chính là tự bản thân trải nghiệm. Do đó, bạn nên tìm những cơ hội việc làm liên quan đến nghề nghiệp đã chọn ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học để hiểu rõ hơn về nghề nghiệp cũng như nhận định xem bản thân phù hợp với nghề hay không.
5. Những điều cần tránh khi định hướng nghề nghiệp
Trong công tác định hướng nghề nghiệp sẽ có một số sai lầm mà bạn cần tuyệt đối mắc phải, đó là:
- Không xem trọng việc hướng nghiệp
- Chọn nghề nghiệp không phù hợp với năng lực, tính cách mà chỉ dựa vào lực học
- Đặt nặng vấn đề địa vị xã hội, đánh giá thấp giá trị ngành học, chọn nghề dựa vào bề nổi cùng sự hào nhoáng bên ngoài
- Lựa chọn nghề theo trào lưu, chọn nghề theo sự rủ rê người khác
- …
Trên đây là những thông tin về việc định hướng nghề nghiệp là gì cùng những chia sẻ hướng dẫn về hướng nghiệp mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bạn có thể áp dụng và lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!
>>>Đọc thêm:
- Nên học ngành gì? Top những ngành học có tiềm năng trong vài năm tới
- Khối xã hội gồm những ngành nào? Top những ngành xã hội HOT nhất hiện nay