Tình yêu - Gia đình

Của hồi môn là gì? Bật mí những thông tin thú vị về của hồi môn

CẬP NHẬT 24/06/2022 | BỞI Tiến Kiều

Theo quan niệm của người Việt, của hồi môn là món quà mà ba mẹ sẽ tặng cho nàng dâu khi đi lấy chồng. Tuy vậy của hồi môn có ý nghĩa như thế nào? gồm những gì là điều không phải ai cũng hiểu rõ. Cùng tìm hiểu sâu hơn về phong tục này trong bài viết sau đây của Vua Nệm nhé!

1. Của hồi môn là gì?

Theo quan niệm của người xưa, của hồi môn là món quà mà ba mẹ cô dâu chuẩn bị cho con gái trước khi lấy chồng. Chúng có thể là quần áo, vật dụng, trang sức, tiền bạc hoặc tài sản có giá trị,… Món quà là gì còn phụ thuộc vào văn hóa địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Việc cha mẹ trao của hồi môn cho con gái là một phong tục cổ xưa và bắt đầu du nhập vào nước ta khoảng vào năm 771 – 476 TCN. Tuy nhiên trên thực tế thì đây là phong tục cổ xưa xuất hiện từ lâu đời, lâu đến mức không còn ghi chép gì đến sự tồn tại của phong tục này. Một số thông tin cho rằng, của hồi môn có lịch sử lâu dài ở châu Âu, châu Phi, Nam Á. 

của hồi môn là gì
Qùa cho cô dâu có thể là quần áo, vật dụng, trang sức, tiền bạc hoặc tài sản có giá trị

Trong tiếng Hin-ddi, của hồi môn còn được gọi là Dahej, người Tamil là Varadhachaniam, Dot trong tiếng Pháp, Urdu trong tiếng Ả Rập, còn trong tiếng Anh là Dowry, dower hay marriage portion. Đối với nhiều dân tộc, của hồi môn được xem là một hình thức thừa kế, trong đó cha mẹ sẽ sẽ phân chia tài sản cho các con.

2. Của hồi môn có ý nghĩa gì?

Theo quan niệm của người xưa, của hồi môn cha mẹ tặng cho con gái mang ý nghĩa như sau:

  • Thứ nhất, đây là lời chúc của gia đình cô dâu được may mắn, đầy đủ vật chất và khởi đầu cuộc sống nhẹ nhàng, hanh thông
  • Thứ hại, mỗi khi cảm thấy cô đơn, buồn tủi, cô dâu có thể ngắm những món quà này để thấy hình ảnh của cha mẹ, phần nào được an ủi, nguôi ngoai
  • Thứ ba, cha mẹ muốn đỡ đần con gái đỡ vất vả và tạo dựng địa vị cho con tại nhà chồng, chứng tỏ điều kiện của nhà gái
  • Thứ tư, những món quà trên là điểm tựa cho con gái nếu cuộc sống sau này không được như ý
  • Thứ năm, của hồi môn cũng được xem là cách để cha mẹ phân chia tài sản cho các con trong nhà

3. Của hồi môn gồm những gì?

Theo quan niệm của người xưa, của hồi môn không chỉ đơn thuần là tiền bạc, quần áo, đồ dùng, thậm chí là giường tủ, rương,… Trong thời phong kiến, những gia đình nhà cô dâu có quyền thế còn có thể mang theo người hầu sang nhà chồng. Bởi người xưa quan niệm của hồi môn càng nhiều thì càng giúp cô dâu củng cố địa vị bên nhà chồng.

Thời nay, cha mẹ thường chuẩn bị của hồi môn cho con gái là hiện kim, đất đai hoặc xe cộ… Điều này phụ thuộc vào kinh tế mỗi gia đình. Tuy vậy thông thường dù hoàn cảnh ra sao, cha mẹ ít nhất vẫn sẵn cho con bộ nữ trang để làm của hồi môn.

của hồi môn bao nhiêu
Thời nay, cha mẹ thường chuẩn bị của hồi môn cho con gái là hiện kim, đất đai hoặc xe cộ…

Nhiều người thường thắc mắc tặng của hồi môn bao nhiêu là đủ? Thực tế thì không có giới hạn hay thước đo nào trong chuyện này. Điều này xuất phát từ tấm lòng của cha mẹ và điều kiện kinh tế mỗi nhà. Của hồi môn chỉ thực sự có ý nghĩa khi cả người cho và người nhận đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Không nên vì làm đẹp mặt gia đình mà gắng quá sức mà nên dựa vào điều kiện thực tế của gia đình để tặng của hồi môn cho con.

4. Tặng của hồi môn cho con khi nào?

Theo thông lệ thường, ngày ăn hỏi nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để hỏi dâu. Lễ vật này thường gồm có đôi hoa tai, nhẫn đính hôn, cặp lắc vàng. Đến ngày đưa dâu, sính lễ nhà trai mang đến sẽ gồm có dây chuyền. kiềng vàng và nhẫn cưới.

Trong lễ cưới hoặc trong lễ đính hôn, cha mẹ sẽ trao của hồi môn cho cô dâu. Còn nếu gia đình có điều kiện hoặc muốn trao hai lần thì có thể chia của hồi môn làm hai phần. Phần nhỏ trao trong ngày đính hôn, còn phần lớn sẽ được trao trong lễ cưới chính.

Trong thực tế, cũng có một số gia đình trao của hồi môn cho con gái trước ngày làm lễ một cách âm thầm. Điều này giúp tránh được việc anh chị em một nhà so bì với nhau và không để gia đình chồng biết nếu không cần thiết.

của hồi môn cho con gái
Thường được trao cho cô dâu trong lễ hỏi hoặc ngày cưới

5. Của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?

Sau ngày cưới, của hồi môn được xem như của cải làm vốn của vợ chồng son. Tuy nhiên để nói chính xác đây là tài sản chung hay riêng của vợ chồng thì cần xét trên hai phương diện văn hóa và pháp luật.

Xét trên phương diện văn hóa và ý nghĩa, của hồi môn là tài sản riêng của cô dâu vì đây là quà mà bố mẹ tặng cho mình. Vậy nên gia đình chồng sẽ không có quyền xâm phạm đến nó mà chỉ có cô dâu được quyền sử dụng.

Nếu xét trên phương diện pháp luật thì cần xét thêm tại thời điểm trao của hồi môn, cả hai đã đăng ký kết hôn hay chưa. Nếu đã đăng ký kết hôn mà cha mẹ không nói rõ là tặng riêng cho con gái thì đây sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng. 

Trong thời đại hiện nay, một số cặp đôi có khả năng kiếm tiền và không còn đặt nặng vấn đề của hồi môn như trước. Cô dâu, chú rể có thể tự chuẩn bị nữ trang, chi phí tổ chức hôn lễ,… để giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

của hồi môn cho cô dâu
Đây là tài sản riêng hay chung phải xét trên phương diện pháp lý và văn hóa

6. Chuyện tế nhị của hồi môn xử lý như thế nào cho hợp lý?

Của hồi môn là chuyện tế nhị, nếu xử lý không khéo sẽ rất dễ dẫn đến mâu thuẫn. Vậy nên để tránh chuyện không muốn, hai bên gia đình nên có cuộc nói chuyện thẳng thắn trước hôn lễ. Trường hợp nếu cha mẹ muốn con gái mình toàn quyền sử dụng của hồi môn thì nên có lời thẳng thắn với cha mẹ chú rể, không nên để cô dâu bàn đến chuyện này.

Cũng có một số gia đình có điều kiện và không quan tâm đến của hồi môn thì cô dâu chú rể nên có kế hoạch sử dụng sau ngày cưới. Có thể dùng để đi hưởng tuần trăng mật, sắm sửa cho nhà mới, tiết kiệm làm vốn hoặc sửa lại nhà cửa,…

Ngoài ra, cô dâu và chú rể nên bàn bạc và thống nhất với nhau về việc sử dụng của hồi môn như thế nào là hợp lý rồi trao đổi với bố mẹ về vấn đề này. Nếu vợ chồng khéo léo và bố mẹ có tư tưởng thoáng, cô dâu có thể xin toàn quyền sử dụng của hồi môn cũng như sính lễ hai gia đình đã trao. Riêng với tiền khách mời dự lễ cưới của nhà nào sẽ gửi lại cho nhà ấy. Trong một số trường hợp, cô dâu cũng có thể xin giữ phần tiền vàng mà nhà gái cho, còn lại sẽ gửi mẹ chồng.

của hồi môn có gì
Cô dâu chú rể nên bàn bạc về việc sử dụng rồi trao đổi với bố mẹ

Tuy nhiên nếu không khéo léo, việc phân chia của hồi môn, sính lễ cưới có thể gây mất lòng. Vậy nên điều quan trọng là cô dâu và chú rể cần bàn bạc kỹ lưỡng với nhau trước khi nói chuyện với hai bên gia đình, nhẹ nhàng thuyết phục cha mẹ để ai cũng thoải mái trong lòng, cuộc sống yên ổn, hạnh phúc.

Bài viết trên đây của Vua Nệm vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về của hồi môn. Có thể thấy của hồi môn nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là tình cảm của cô dâu, chú rể dành cho nhau và cách hành xử khéo léo sao cho phải đạo. Chúc các cặp đôi luôn hạnh phúc!

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều