Cây Tùng nằm trong bộ tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai và dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi tại Việt Nam. Cây có tuổi thọ cao, thân gỗ, thuộc họ lá kim và sinh sống chủ yếu ở các nước nhiệt đới. Cấu tạo của cây rất đặc biệt, mọc thẳng đứng và có cành bao quanh thân cây từ gốc đến ngọn. Lá Tùng mảnh nhưng nhọn và có màu xanh nhạt dễ chịu. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về chủng loại, ý nghĩa và cách chăm sóc cây Tùng bạn nhé!
Nội Dung Chính
1. Cây Tùng có mấy loại?
1.1. Cây Tùng La Hán (vạn niên Tùng)
Vạn niên Tùng, Tùng Nhật, sam đất hay sam la hán đều là những tên gọi khác của cây Tùng La Hán. Loài thực vật này được đưa vào danh sách những loại Tùng quý giá. Tùng La Hán sống rất thọ nên thường tượng trưng cho sự trường tồn. Bên cạnh đó, cây cũng có màu xanh tươi tốt quanh năm nên được cho là vô cùng tao nhã và tràn đầy sức sống.
Tùng La Hán bắt nguồn từ Nhật Bản và Trung Quốc, là loài cây thân gỗ thuộc họ thông. Lá loại Tùng này thon dài, thường mọc đối xứng hoặc xen kẽ nhau. Thân Tùng vạn niên khá dễ uốn nên thu hút rất nhiều người đam mê tạo dánh cây cảnh.
1.2. Cây thủy Tùng
Cây thủy Tùng còn được biết đến là cây thông nước, danh pháp khoa học là Asparagus Plumosus. Loài cây này rất dễ thích nghi với các điều kiện sống khác nhau từ sân vườn đến phòng kín có lắp đặt điều hòa.
Thủy Tùng có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện nay được trồng rất phổ biến tại Việt Nam. Cây thủy Tùng sống trong tự nhiên còn rất ít vì thân gỗ to và bền nên bị khai thác quá mức.
Một cây thủy Tùng khi trưởng thành có thể cao hơn 30m, đường kính thân khoảng 0.6 – 1m. Lá cây có nhiều nhánh hợp thành một hình tam giác lớn và có màu xanh tươi mát.
1.3. Cây Tùng thơm
Nguồn gốc cây Tùng thơm đến từ miền Nam châu Mỹ và có tên khoa học là Cupressus Macrocarpa. Vốn dĩ loài Tùng này được gọi là Tùng thơm bởi có hương tinh dầu rất dễ chịu. Chỉ cần đến gần cây bạn đã có thể cảm nhận được hương thơm lan tỏa trong không khí.
Khác với những loại Tùng khác, Tùng thơm chỉ có chiều cao khoảng 60cm nhưng vẫn là cây thân gỗ. Rễ của loài Tùng này phát triển rất mạnh và hút nước nhiều. Lá cây màu xanh lá mạ, vô cùng tươi tắn, mọc thành cụm xum xuê.
1.4. Cây Tùng cối
Tùng cối còn có tên gọi khác duyên Tùng, khi lớn có thể cao tới 20m. Thân cây có vỏ sần sùi và nhiều vết nứt. Nhựa cây này cũng có hương thơm đặc trưng gây ấn tượng. Khi còn nhỏ cành cây sẽ rất dẻo và dễ uốn cong nhưng càng lớn càng khó tạo kiểu.
Phần lá của duyên Tùng cũng có màu xanh tươi mát tạo sự thư thái cho người ngắm nhìn. Nếu hấp thụ đủ ánh nắng thì lá cây có thể bung ra và phát triển mạnh mẽ. Tuy cây không có hoa có quả nhưng chính phần cấu tạo lá đặc biệt đã khiến Tùng cối trở thành một trong những cây cảnh được yêu thích.
1.5. Tùng bách tán
Tùng bách tán có nhiều tên gọi khác như vương Tùng, bách tán nam… Loài thực vật này được tìm thấy ở các nước thuộc Nam bán cầu. Tùng bách tán là cây thân gỗ tươi xanh quanh năm, thân cây cao khoảng 20m và đường kính lớn khoảng 40cm.
Lá của Tùng bách tán trông giống như những chiếc vảy nằm xếp chồng lên nhau theo hình xoắn ốc. Hoa Tùng màu trắng vàng, có nón giống hoa thông. Loài Tùng này sinh trưởng cực kỳ tốt, ưa nắng nhưng vẫn có thể chịu được bóng râm thích hợp với vùng đồi núi.
2. Ý nghĩa và tác dụng của cây Tùng
2.1. Ý nghĩa
Nhìn chung dù có thuộc loại nào thì cây Tùng cũng mang ý nghĩa của sự trường thọ. Bởi lẽ một cây Tùng La Hán có thể sống đến cả trăm năm. Ngoài ra sự xanh tươi của chúng cũng khiến người ta liên tưởng tới phúc đức và sự sung túc, bình an.
Nhiều người còn quan niệm rằng nếu đặt cây Tùng bonsai trong nhà thì gia đình sẽ ấm no, thuận hòa. Các thành viên đều yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
2.2. Tác dụng
2.2.1. Tùng La Hán
Cây Tùng La Hán thường được dùng để làm cây cảnh trang trí. Bên cạnh đó, cây còn giúp gia chủ may mắn, hóa giải sự xui xẻo và bảo vệ gia cang. Đặt một chậu cây Tùng La Hán trong nhà sẽ giúp gia đình hạn chế sự bất hòa.
Trong y học cổ truyền, người ta dùng vỏ, lá, hạt, rễ của Tùng La Hán để điều chế những vị thuốc quý. Theo đó, vỏ và rễ của cây có vị ngọt giúp giảm đau, tiêu diệt côn trùng, thúc đẩy máu lưu thông. Lá Tùng La Hán hỗ trợ cầm máu khi bị xuất huyết dạ dày. Hạt Tùng phát huy tác dụng cho chứng đau dạ dày.
2.2.2. Thủy Tùng
Người ta tin rằng gỗ thủy Tùng có thể hấp thu vượng khí đồng thời xua đuổi những điểm gỡ. Chính vì vậy, các gia đình thường có xu hướng dùng loại gỗ này để tạc tượng hoặc điêu khắc thành bộ lục bình. Những đồ vật này được cho là sẽ giúp gia chủ hưng thịnh và bình an.
Bên cạnh đó, thủy Tùng còn có thể hút được điện từ phát ra bởi những thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, máy tính để bàn,… Do đó, bạn có thể đặt một chậu thủy Tùng nhỏ trên bàn làm việc để giảm thiểu ảnh hưởng xấu của sóng điện từ.
2.2.3. Tùng thơm
Tùng thơm có một ưu điểm chính là dù tươi hay héo đều có thể tỏa hương thơm. Để không gian làm việc thêm phần thoải mái, nhiều người chọn cách trưng bày trên bàn một chậu Tùng thơm. Nếu cảm thấy quá căng thẳng với công việc, bạn có thể gác lại mọi việc và ngắm nhìn cũng như chăm sóc cho chậu cây cảnh này.
Theo quan niệm phong thủy, Tùng thơm được dùng để trừ tà và xua đuổi âm khí khỏi ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, nhờ có hương thơm nên cây có khả năng khiến cho côn trùng và muỗi không tấn công gia đình bạn.
3. Cách trồng và chăm sóc cây Tùng
3.1. Cách trồng cây Tùng
Để trồng cây Tùng bạn cần phải chuẩn bị đất thật tơi xốp. Nếu trồng theo kiểu bonsai thì cần thêm xỉ than vụn, đất vi sinh, đất thịt và một ít phân NPK. Trộn tơi tất cả và cho vào chậu đúng hoặc lớn hơn so với kích thước cây non.
Khi bạn chọn cây đang sinh sống ngoài môi trường tự nhiên để trồng vào chậu thì nên tìm cây có kích thước to bằng cổ tay hoặc nhỏ hơn. Mục đích của việc này là để cho quá trình tạo kiểu trở nên dễ dàng.
Khi bứng cây khỏi mặt đất, nên bứng theo vòng tròn để giữ được bầu đất bao xung quanh phần rễ. Sau khi đã cho cây vào chậu thì tiến hành vun đất đầy và tưới nước ngập gốc. Đặt cây vào chỗ mát rồi cách 1 – 2 ngày tưới phun sương một lần.
3.2. Chăm sóc cây Tùng
Để chăm sóc cây Tùng tốt nhất, đừng bỏ qua những thông tin sau:
- Về đất trồng: Đất chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, đất phải tốt thì cây mới có thể phát triển mạnh mẽ. Đất để trồng cây Tùng nên là loại tơi xốp và thoát nước nhanh. Hãy trộn thêm xơ dừa hoặc xỉ than để tăng độ tơi cho đất.
- Về tưới nước: Tuy Tùng là loài cây ưa ẩm nhưng khi chăm sóc cần chú ý tuyệt đối không được tưới quá nhiều nước. Các tưới đúng là tưới phun sương, cách 1 – 2 ngày 1 lần, tưới từ gốc lên lá.
- Về ánh sáng: Nếu chỉ dùng để trang trí văn phòng, bạn hãy cho chậu cây Tùng tiếp xúc ánh nắng khoảng 1 tiếng 1 tuần và nên chọn nắng lúc 8h – 9h. Nếu là cây trồng ngoài tự nhiên, bạn nên đặt cây ở nơi có bóng râm vì đa số các loại Tùng không ưa nắng.
- Về nhiệt độ: Cây Tùng có thể sinh sống tốt trong mùa đông nhưng lại cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ cao nên tránh cho cây tiếp xúc với nơi phát ra nguồn nhiệt.
- Về sâu bệnh: Những bệnh thường gặp trên cây Tùng là mốc rễ, rệp trắng lá. Cách điều trị chính là cắt tỉa bớt lá, phun thuốc trừ sâu và phơi nắng để diệt bớt nấm.
>> Xem thêm:
- Cây Thông có bao nhiêu loại? Tác dụng của cây Thông trong đời sống
- Cây Lộc Vừng là gì? Ý nghĩa, đặc điểm và cách nuôi dưỡng
Lời kết
Cây Tùng là một trong những loài thực vật có tuổi thọ cao và mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Bạn có thể dùng chúng để trang trí trong nhà lẫn ngoài vườn. Hy vọng rằng bài viết này của Vua Nệm đã giúp bạn hiểu hơn về cách chăm sóc cây Tùng.