Cá đá là gì? Đặc điểm nhận biết và cách nuôi cá đá như thế nào?

CẬP NHẬT 19/05/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Cá đá hay còn gọi là cá chọi hoặc cá xiêm, cá Betta, cá thia lia. Loài cá này sở hữu màu sắc sặc sỡ cùng với chiếc đuôi xòe cực kỳ uyển chuyển nên được rất nhiều người chơi cá yêu thích. Vậy loài cá này có đặc điểm gì, có dễ nuôi không, cách nuôi như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau!

1. Cá đá là gì?

Cá đá có tên khoa học là Betta Splendens, thuộc họ Belontiidae, đây là dòng thuần chủng có nguồn gốc từ Thái Lan, Campuchia, các nước Mã Lai.

Đây là dòng cá cảnh có nhiều màu sặc sỡ và kích thước nhỏ, khi trưởng thành cá chỉ dài từ 6 – 8cm. 

Cá Betta có phần đầu khá nhỏ, hàm dưới dài hơn hàm trên và phần mắt hơi lồi. Phần thân cá cũng nhỏ, lưng có phần hơi gù, xung quanh phần lưng cho đến phần bụng được bao phủ bởi một lớp vảy óng ánh mềm mại. Điểm nhấn đặc biệt mà ai cũng thích ở cá đá là phần đuôi khá dài, có đa dạng kiểu cách và màu sắc khác nhau.

Bên cạnh đó, loài cá này còn có thêm một cơ quan hô hấp được gọi là labyrinth. Nhờ có cơ quan hô hấp này mà cá có thể tồn tại trong các môi trường sống chật hẹp, lượng oxy thấp vì có khả năng hít không khí trực tiếp từ mặt nước.

cá đá là gì
Cá đá có đặc điểm gì mà được nhiều người yêu thích?

Cá đá thường sống tại đồng lúa, ao nước và các dòng nước chảy chậm, hơn nữa đây cũng là loài cá có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, cho nên có thể nói loài cá này rất dễ nuôi. Thức ăn của loài cá này sẽ là những loài phiêu sinh, bọ gậy, ấu trùng…

Về đặc điểm tính cách, cá đá là loài cá có tính tình rất hung dữ, trong môi trường tự nhiên loài cá này thường xuyên hăm dọa, đánh đuổi các đồng loại bằng cách xòe đuôi.

Cá đá có thể sinh sản theo 2 hình thức là đẻ trứng hoặc giao phối. Mỗi lần cá đẻ sẽ được từ 10 – 40 trứng, sau đó khoảng từ 30 – 40 ngày thì trứng sẽ nở, cá đực chịu trách nhiệm chăm sóc cá con trong khoảng 2 ngày sẽ tách con ra.

2. Những loại cá đá đẹp nhất hiện nay

Cá đá có đa dạng loại khác nhau, người ta thường dựa theo hình dạng, kích thước đuôi để phân biệt các loại cá đá. Dưới đây là những dòng cá đá đẹp và được yêu thích hàng đầu hiện nay:

2.1. Cá đá Halfmoon

Loài cá này còn được biết đến với cái tên Betta Halfmoon. Halfmoon được mệnh danh là dòng cá đá đẹp nhất trên thế giới, nhờ sở hữu màu sắc vô cùng đa dạng từ đơn sắc cho đến đa sắc bao gồm màu đỏ, trắng, vàng hoặc cam. Bên cạnh đó, độ mở vây đuôi Halfmoon là 180 độ tạo nên vẻ đẹp cực kỳ thu hút. Đây cũng là loài có nhiều đặc điểm khá giống với cá chép Koi Nhật Bản với dấu chấm trên lưng hay kích thước tương đương.

Tuy nhiên, loại này rất khó nhân giống, cho dù cả bố và mẹ đều là dòng thuần chủng 100%. Vì lẽ đó nên,  Betta Halfmoon sẽ được bán với giá cao nhất trong các loại cá đá.

2.2. Cá xiêm rồng (Dragon)

Cá đá rồng được gọi tên trong khoa học là Betta Dragon, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Loại cá đá này có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, trắng, xám đen… Thông thường, một Betta Dragon đạt chuẩn sẽ có phần thân, vây, vảy đều màu và đồng nhất với nhau.

các loại cá đá
Cá xiêm rồng màu vàng sở hữu vây đuôi ánh kim cực đẹp

2.3. Cá đá Doubletail

Doubletail cũng được xem là một chủng loại Halfmoon nhưng lại có 2 phần vây đuôi riêng biệt, phần vây này được xếp chồng lên phần vây kia. Doubletail có thân mình ngắn, vây hậu môn và lưng dài.

2.4. Cá đá Plakat (Fighter)

Đây là một trong những dòng cá đá rất phổ biến, được nhiều người yêu thích. Dòng cá Plakat được thành 4 loại:

  • Channa Striata Bloch: Loại này có thân hình dài, đầu ngắn, màu sắc cá được pha trộn nhiều màu như đỏ, xanh dương, xanh lá cây. Loại cá xiêm này khá là hung dữ và sở hữu hàm răng sắc bén.
  • Anabas Testudineus: Cá có thân hình mập, đầu ngắn. Loại này chủ yếu có những màu như xanh dương, xanh lá cây và đỏ. 
  • Chitala Ornata: Điểm phân biệt của Chitala Ornata với các dòng cá đá trên đó là cá có thân mình thon thả, cân đối, miệng cong và vây hậu môn dài.
  • Plakat lai tạo: Loại này được lai tạo từ những loài cá đá hoang dã với các dòng cá đá trên.

2.5. Cá đá đuôi tưa (Crowntail)

Đặc điểm nhận dạng của cá đá đuôi tưa (Crowntail) đó là phần vây đuôi tưa ra chia thành các nhánh. Tùy theo hình dạng của các tia vây này mà người ta sẽ chia Crowntail thành nhiều loại như tia đơn, tia đôi, tai chéo, tia hai đôi… Bên cạnh đó, loại cá này cũng sở hữu rất nhiều màu từ đơn sắc cho đến đa sắc. 

phân loại cá đá
Cá đuôi tưa có nhiều loại khác nhau

Ngoài ra, cá đá còn rất nhiều loại khác như: Delta, Super Delta, Dumbo, Veiltail…

3. Hướng dẫn chi tiết cách nuôi cá đá tại nhà

Cá đá rất dễ sinh trưởng, kể cả trong những môi trường khắc nghiệt, chật hẹp. Tuy nhiên để cá khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, khi nuôi cá tại nhà bạn cần lưu ý những điều sau:

3.1. Môi trường sống

Bể nuôi cá chuẩn nhất dành cho cá Betta cần đạt một số tiêu chí cơ bản sau:

  • Nhiệt độ: 24 – 30 độ C 
  • Độ pH: 7 – 7.5
  • Đặt bể tại môi trường thoáng mát, không có ánh sáng chiếu vào trực tiếp nhưng cũng không quá tối tăm.

Bên cạnh đó, bạn nên thay nước trong bể ít nhất 2 tuần/lần, nhằm hạn chế tình trạng nước bị ô nhiễm, thiếu oxi gây ảnh hưởng xấu sức khỏe cá. Khi thay nước bạn chỉ nên thay  2/3 lượng nước trong bể và giữ lại 1/3 lượng nước còn lại, để tránh tình trạng cá bị sốc với môi trường mới.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế nuôi quá nhiều cá trong cùng một bể, vì loài cá này rất hung dữ, hiếu chiến nên có thể tấn công cá khác bất kỳ lúc nào.

chăm sóc cá đá
Cá đá sở hữu màu sắc rực rỡ, đẹp mắt nhưng tính cách hung dữ

3.2. Thức ăn

Trong môi trường tự nhiên, cá Betta thường ăn các loại động vật giáp sát, không có xương sống, lăng quăng và những loại côn trùng thủy sinh. Do đó, khi bạn nuôi cá đá thì nên tạo môi trường sống gần tương đương với môi trường sống tự nhiên của cá. Đồng thời bạn cũng có thể cho loài cá này ăn những thức ăn viên, tôm ngâm muối, giun máu…

Về liều lượng thức ăn, bạn nên cho cá đá ăn mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần cho cá ăn bạn hãy hạn chế bón thức ăn quá nhiều để tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá.

4. Các loại bệnh cá đá thường gặp

Mặc dù có khả năng sinh trưởng tốt nhưng cá đá vẫn có thể mắc một số bệnh sau, bạn cần phải lưu ý:

4.1. Lười ăn, bỏ ăn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như là bạn thay đổi thời gian ăn, thức ăn không đảm bảo chất lượng, cá đang bị căng thẳng, cá bị nhiễm ký sinh trùng dẫn đến táo bón. Để điều trị bệnh, bạn hãy cho cá ăn đầy đủ, đúng giờ, đổi lại loại thức ăn cá thường ăn…

4.2. Cá tự cắn đuôi

Cá đá tự cắn đuôi của mình có thể là do cá bị căng thẳng khi bể cá đặt tại môi trường nhỏ hẹp, quá tối hay do bị cách ly quá lâu. Chính vì vậy, bạn nên đảm bảo bể cá được đặt tại nơi có ánh sáng dịu, nước trong bể luôn sạch sẽ, xem lại cách cách ly cá, hạn chế đặt chung cá đá với nhiều loại cá khác. Đồng thời bạn có thể sử dụng thuốc Melafix để làm lành vết thương cho cá và phòng chống tình trạng nhiễm nấm, vi khuẩn.

cách chăm sóc cá đá
Hướng dẫn cách chăm sóc khi cá tự cắn đuôi

4.3. Cá đá bị hở mang

Sau một thời gian cá đá bị hở mang sẽ xuất hiện các dịch trắng giống như mủ tại chính các vùng hở. Nếu bạn không điều trị kịp thời thì chúng có thể chết sau khoảng 5 đến 7 ngày. Do đó, khi phát hiện bạn cần tách những cá bị bệnh ra, sau đó sử dụng kháng sinh liều cao để điều trị bệnh cho chúng.

4.4. Cá đá bị nhạt màu

Tình trạng cá đá bị nhạt màu có thể là do bạn không thay nước thường xuyên hoặc cũng có thể là do thời tiết thay đổi. Để xử lý bệnh, bạn cần chú ý thay nước thường xuyên, đảm bảo nhiệt độ nước luôn ở mức ổn định và đảm bảo chất lượng thức ăn của cá.

>> Xem thêm:

Hy vọng rằng với nội dung bài viết trên, Vua Nệm sẽ giúp bạn lựa chọn được loại cá đá ưng ý và có thể chăm sóc, nuôi dưỡng loài cá này phát triển khỏe mạnh nhất.

Đánh giá post