Cellulose là gì? Đặc tính và ứng dụng của sợi bông trong đời sống

CẬP NHẬT 10/10/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Cellulose là gì có lẽ là điều rất nhiều người thắc mắc. Quả thực, cái tên này còn khá mới mẻ và có phần lạ lẫm với chúng ta. Để biết được Cellulose có đặc điểm như thế nào? Chúng có những ưu nhược điểm ra sao thì đừng bỏ qua những thông tin bên dưới đây nhé.

1. Cellulose là gì?

Cellulose được biết đến là phân tử hữu cơ phong phú nhất trên trái đất. Đây là một loại polymer mạnh bao gồm các chuỗi tuyến tính β – D – glucose liên kết với nhau bằng dây nối β (1→ 4), thường được tìm thấy trong thực vật, chiếm 40% thành tế bào thực vật. 

Cellulose không phải là loại chất đơn thuần, nguyên liệu này mang đến rất nhiều công dụng nổi bật và được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm cũng như may mặc. Nhìn chung, Cellulose rất lành tính, không gây tác dụng phụ cũng như dị ứng da, hơn hết khả năng chịu nhiệt còn rất tốt. 

Đối với chúng ta, vải sợi bông chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Chúng xuất hiện từ xa xưa, được dệt từ sợi bông của cây bông vải. Sau khi pha trộn vải sợi bông với nhiều thành phần hóa học sẽ tạo nên chất liệu Cellulose dùng trong ngành may mặc.

cellulose
Cellulose là gì?

2. Tính chất đặc trưng của Cellulose

Để hiểu rõ hơn về Cellulose, bạn có thể tìm hiểu qua đặc trưng của chất liệu này như sau:

  • Nhiệt độ nóng chảy: 306 °C, mật độ dao động từ 1.27 đến 1.34.
  • Khối lượng phân tử: xấp xỉ 1811.699 g/mol.
  • Không tan trong nước, dung môi hữu cơ như axeton, ethylacetate, nitropropane và ethylene dichloride.
  • Tan trong dung dịch Schweitzer (hydroxyd đồng trong ammoniac) và dung dịch kẽm chlorid đậm đặc.
  • Cellulose vi tinh thể tồn tại ở dạng bột màu trắng, không tan trong nước nhưng phân tán trong nước cho gel.

3. Một số ứng dụng của Cellulose trong cuộc sống

Cellulose được sử dụng để làm gì? Hợp chất này có thực sự hữu ích hay không? Không chỉ được biết đến là nguồn thực phẩm quan trọng cho nhiều loài động vật, vi khuẩn và nấm, Cellulose còn mang đến nhiều công dụng nổi bật khác.

3.1. Công dụng đối với lĩnh vực sản xuất

  • Hợp chất này còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất thương mại. Cellulose thường được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: giấy, dệt may và dược phẩm. Có thể nói đây chính là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra nhiều loại vải như ayon, satin, acetate và triacetate. 
  • Cellulose vi tinh thể với khả năng dính và trơn thường được dùng trong bào chế làm tá dược rã, chúng có khả năng làm ổn định các nhũ dịch và hỗn dịch.
  • Cellulose kiềm (tạo thành từ Cellulose với NaOH) thường được sử dụng nhiều trong kỹ thuật dệt tạo ra những sợi bóng láng và dễ bắt màu.
  • Trong khi đó, loại Cellulose xanthat (tạo thành từ Cellulose và Carbon disulfit) lại được sử dụng trong kỹ nghệ sản xuất sợi cellulose tổng hợp. 
  • Methylcellulose (tạo thành từ việc methyl hóa các nhóm OH của cellulose) thường được ứng dụng để làm nhũ dịch và hỗn dịch dùng trong bào chế thuốc mỡ, tá dược dính và rã cho viên nén.
ứng dụng cellulose
Cellulose được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ may mặc

3.2. Ứng dụng trong lĩnh vực y tế và làm đẹp

  • Hợp chất này thường được dùng trong các thiết bị hình trụ của một thiết bị chạy thận nhân tạo.
  • Cellulose còn được dùng để làm đẹp cho da hiệu quả.

3.3. Các công dụng nổi bật khác

  • Ngoài những công dụng bên trên, Cellulose còn được dùng để sản xuất các bộ phận động cơ và khung gầm của nhiều mẫu xe ô tô trên thị trường.
  • Không chỉ vậy, đây còn là nguyên liệu để sản xuất gọng kính đeo mắt.
  • Công dụng không ngờ đến khác của Cellulose chính là được dùng để làm phim mỏng cho phim, nhiếp ảnh và băng từ.
vi sợi cellulose là gì
Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

4. Ưu, nhược điểm của sợi Cellulose (sợi bông)

Từ những thông tin được chia sẻ bên trên chắc hẳn bạn cũng đã phần nào nắm được những lợi ích mà Cellulose mang lại rồi quả không? Vậy sợi bông được làm từ nguyên liệu này có đặc điểm như thế nào? Ưu và nhược điểm của chúng ra sao?

4.1. Ưu điểm của sợi Cellulose

Cellulose được dệt từ sợi bông của cây vải bông nên sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội. Hiện nay, loại vải làm từ chất liệu này đang rất được người dùng ưa chuộng. Những lý do sợi Cellulose được đánh giá cao như sau:

  • Sợi bông Cellulose có khả năng hút ẩm cao, thấm hút mồ hôi tốt, đó chính là lý do vì sao các sản phẩm làm từ nguyên liệu này khi mặc đều rất thoáng mát, dễ chịu,…
  • Từ những thông tin bên trên có thể thấy, sợi Cellulose an toàn, thân thiện và không gây kích ứng cho da người dùng.
  • Đây còn là loại vật liệu có tính bền, dẻo, khối lượng nhẹ và vô cùng linh hoạt.
  • Mặc dù Cellulose dễ cháy nhưng lại có thể nấu trong nước sôi để tiệt trùng, thuận lợi cho việc vệ sinh.
  • Hầu hết những trang phục được sản xuất từ sợi Cellulose đều có khả năng chịu nhiệt, cách điện cực tốt.
  • Hơn nữa, từ sợi Cellulose có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm với mẫu mã vô cùng đa dạng.
  • Kết cấu của sợi Cellulose góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Ngoài ra, sợi bông này rất thân thiện với môi trường, dễ phân hủy và có thể tái chế.
cellulose vi tinh thể là gì
Ưu điểm vải sợi cellulose

4.2. Nhược điểm của sợi Cellulose

Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như trên nhưng sợi Cellulose vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Với những thông tin bên dưới đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về vật liệu này:

  • Nhìn chung, vải được dệt từ sợi Cellulose rất dễ bị co, dễ nhăn nhàu gây bất tiện cho việc sử dụng. Người dùng cần phải ủi nhiều lần trước khi mặc, tuy nhiên vẫn rất khó để chúng giữ được nếp.
  • Một trong những điểm trừ khác của sợi Cellulose chính là dễ bám bụi bẩn, khó giặt sạch nên khi nhìn thường cảm thấy vải khá cũ, không đảm bảo được tính thẩm mỹ.
  • Theo như đánh giá chung, độ bền của vải sợi Cellulose không được đánh giá cao, chúng sẽ bị mục hoặc nổ vải khi để lâu.
  • Hơn thế nữa, vải sợi bông còn dễ chảy xệ hoặc bị kéo dãn.

Hiện nay, khi sản xuất vải sợi bông từ Cellulose, các nhà sản xuất đã chủ động độn thêm một số chất hóa học để sợi vải có độ bền hơn, đẹp hơn. Vậy nên những hạn chế bên trên đã phần nào được khắc phục. Đó chính là lý do vì sao loại vải này ngày một được yêu thích hơn trước. Chẳng có điều gì khiến bạn lo ngại khi sử dụng sản phẩm làm từ chất liệu này cả đâu.

5. Dựa vào đâu để nhận biết được sợi Cellulose?

Vì Cellulose được tạo thành chủ yếu từ sợi bông của cây bông vải nên chẳng mấy khó khăn để chúng ta có thể nhận biết. Với những động tác đơn giản bên dưới đây bạn sẽ không lo mua nhầm:

  • Thử bằng cách tiến hành kéo nhẹ cho đứt sợi bông, nếu thấy dai và chỗ đứt không bị xù lông thì đây chính là sợi Cellulose. 
  • Bạn cũng có thể nhận biết bằng cách vò nhẹ vải, nếu thấy chúng hơi nhàu và để lại nhiều nếp nhăn thì đúng là sản phẩm được tạo thành từ sợi Cellulose.
  • Thử bằng cách đốt cháy, nếu được làm từ sợi Cellulose thì vải sẽ cháy nhanh và có mùi như giấy cháy, tàn tro trắng mủn nhanh.
  • Ngoài ra, khi đổ nước lên vải được tạo thành từ Cellulose thì chúng sẽ hút nước, chỗ ướt loang rộng rất nhanh.
sợi cellulose là gì
Hướng dẫn cách nhận biết được sợi Cellulose

6. Tổng kết

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ Cellulose là gì? Được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Bạn thấy đấy, đây quả thực là hợp chất rất có ích trong cuộc sống. Chỉ mong qua bài viết này Vua Nệm có thể giúp bạn phần nào đánh giá được sợi Cellulose có tốt không. Những sản phẩm được làm từ chất liệu này thực sự là lựa chọn tốt dành cho bạn đấy.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

Không có bài viết liên quan.