Sức khỏe giấc ngủ

Trẻ ngủ ngáy liệu có nguy hiểm không?

CẬP NHẬT 03/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Ngủ ngáy là hiện tượng thường xảy ra ở người lớn, vậy còn với trẻ em thì sao? Trẻ ngủ ngáy bắt đầu xuất hiện vào khoảng trẻ từ 2-8 tuổi. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết nguyên nhân tại sao trẻ lại thường xuyên ngủ ngáy. Vậy liệu ngáy ngủ có phải là triệu chứng cảnh báo những vấn đề về sức khỏe ở trẻ hay không?

1. Tại sao trẻ ngủ ngáy?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng ngáy ngủ ở trẻ. Nó có thể do những vấn đề về thể chất của trẻ nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như chứng ngưng thở khi ngủ. Cụ thể như sau:

Trẻ ngủ ngáy do bị cảm lạnh: Khi trẻ bị cảm lạnh, trẻ sẽ có các dấu hiệu chảy nước mũi kèm ngủ ngáy,  điều này phản ánh sự bất ổn trong cơ thể trẻ.  

trẻ ngủ ngáy
Trẻ ngủ ngáy bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ ngủ ngáy do bị viêm amidan: Khi trẻ bị viêm amidan sẽ khiến trẻ thiếu ôxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của trẻ.  Do thường xuyên phải thở bằng miệng nên trẻ có các dấu hiệu như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ…

Trẻ ngủ ngáy liên quan đến rối loạn thở khi ngủ: Rối loạn thở khi ngủ là một thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ khó thở trong suốt thời gian ngủ. Đây là biểu hiện của tình trạng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ (OSA-là tình trạng lặp đi lặp lại sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở trong khi ngủ).

Khi hơi thở của trẻ bị gián đoạn khi ngủ, nhịp tim sẽ chậm, huyết áp tăng, não bị kích thích và  nồng độ oxy trong máu cũng giảm nhiều. Biểu hiện rõ nhất của chứng rối loạn thở trong khi ngủ là ngáy. Lúc này trẻ sẽ thở hổn hển và âm thở nghẹt mũi to, sau đó trẻ sẽ thức dậy.

2. Chứng ngủ ngáy ở trẻ có nguy hiểm không?

Khi trẻ ngủ ngáy, nhịp thở không đều đặn, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ làm chậm lượng máu và ôxy lưu thông đến não. Bởi thế thay vì cảm thấy thoải mái vào mỗi sáng, trẻ lại thường mệt mỏi, uể oải và khó tập trung trong học hành.. Về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của trẻ.

Thế nhưng, nguy hiểm nhất vẫn là tình trạng ngủ ngáy liên quan tới chứng rối loại thở. Trẻ có thể bị đột tử trong lúc ngủ, nhẹ hơn phải đối diện với nguy cơ cao mắc các bệnh như tim mạch, giảm trí nhớ, giảm tập trung, dễ cáu gắt..   

3. Làm thế nào để khắc phục chứng ngủ ngáy ở trẻ

Nếu trẻ ngủ ngáy thi thoảng thì điều này không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ngày càng thường xuyên hơn thì bạn nên đưa trẻ đi khám sớm bởi có thể trẻ đang gặp vấn đề với sức khỏe.

Nếu trẻ có dấu hiệu béo phì, bạn hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý như duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho trẻ .

Với môi trường quanh trẻ, cha mẹ cần tạo cho một môi trường sống trong  lành, không khói thuốc lá và thường xuyên giữ ấm phần cổ,  ngực cho trẻ. Ngoài ra, cũng nên giữ phòng ngủ của trẻ thông thoáng, yên tĩnh. Mẹ nên để trẻ nằm gối cao vừa phải, giữ đầu trẻ cao hơn thân một chút nhưng không quá cao sẽ ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cần tránh để con tham gia những trò chơi đòi hỏi nhiều về thể lực, chạy quá nhiều, và không cho trẻ ăn quá no trước khi trẻ đi ngủ. Trẻ không nên ăn no 1 tiếng trước giờ ngủ, thay vào đó chỉ nên uống sữa nóng hoặc ăn một ít súp.

Nếu bạn nhận thấy trẻ ngáy to và thường xuyên hơn, có biểu hiện đái dầm mà không rõ nguyên nhân, hãy nghĩ đến dấu hiệu trẻ có vấn đề về rối loạn thở khi ngủ. Lúc này các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sớm để trẻ được thăm khám toàn diện. Với trường hợp trẻ mắc triệu chứng rối loạn thở khi ngủ quá nặng thì trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ amidan, nạo V.A.

Vua Nệm

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team